MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH LÝ TOÀN THÂN VÀ NGUY CƠ TỰ SÁT

Bài viết được biên soạn bởi GS.TS.BS Cao cấp Cao Tiến Đức

Nhiều bằng chứng chỉ ra mối liên quan giữa nguy cơ tự sát và bệnh ung thư, chấn thương đầu và bệnh dạ dày. Bệnh nhân mắc AIDS có nguy cơ tự sát cao gấp 16 đến 36 lần so với cộng đồng dân cư. Tự sát ở bệnh nhân mắc bệnh cơ thể thường có liên quan đến các bệnh lý tâm thần kết hợp như trầm cảm, nghiện chất và mất trí. Các bác sĩ cần đánh giá bệnh nhân cẩn thận và có kế hoạch điều trị kết hợp bệnh lý cơ thể và rối loạn tâm thần trước khi cho bệnh nhân ra viện.

Bệnh giai đoạn cuối và nguy cơ tự sát: đánh giá, điều trị trầm cảm và các rối loạn tâm thần khác cũng như điều trị đau ở bệnh giai đoạn cuối giúp bệnh nhân từ bỏ ý định tự sát và lựa chọn cuộc sống. Bác sĩ cần kết hợp liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược để giảm đau và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 Một số lưu ý:

  – Có tác giả khuyến cáo rằng điều trị bằng các thuốc chống trầm cảm và các thuốc chỉnh khí sắc gây nên phụ thuộc  thuốc. Các nhà lâm sàng nên kết hợp điều trị cả liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược.

– Một sự tiến bộ gần đây là sự kết hợp điều trị giữa liệu pháp chống trầm cảm và điều trị cai nghiện. Thông thường, người nghiện nặng thường nhận thấy tình trạng rối loạn trầm cảm thuyên giảm sau cai nhưng cũng có nhiều trường hợp phải tiếp tục điều trị bằng liệu pháp chống trầm cảm.

– Các bác sĩ cũng cần lưu ý tầm quan trọng của niềm tin tôn giáo để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân có ý tưởng tự sát.

“Lời hứa an toàn”:

Bệnh nhân có ý tưởng tự sát không muốn nhập viện và họ hứa sẽ kiềm chế và giữ an toàn, nếu ý tưởng tự sát vượt mức kiểm soát, họ sẽ đến khám bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên an tâm tuyệt đối là bệnh nhân sẽ chấp hành hoàn toàn vào lời hứa đó. Lời hứa chỉ có ý nghĩa với các trường hợp có phương thức tự sát khó gây tử vong – đó là các trường hợp bệnh nhân chỉ gây sự chú ý và yêu cầu sự giúp đỡ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân trầm cảm đang có ý định tự sát

Sự phủ nhận tự sát:

Các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng bệnh nhân sẽ phủ nhận là mình có ý tưởng tự sát khi được thăm khám. Nếu bệnh nhân có bệnh sử xu hướng tự sát thì cũng đủ để cho một can thiệp cấp cứu, thậm chí khi bệnh nhân từ chối là có ý tưởng tự sát.

Hầu như không có một tiêu chuẩn nào để tiên lượng tự sát và tự sát là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố và thường là các yếu tố khó xác định. Để tiên lượng cho ý tưởng tự sát cần nhờ vào khả năng chuyên môn của người thầy thuốc xem xét các đặc điểm như bệnh sử, các yếu tố có liên quan. Người thầy thuốc cần lập kế hoạch điều trị triệt để đối với bệnh nhân tự sát. Bên cạnh đó, cần nắm chắc thông tin về kết quả khám xét và thông tin từ người thân. 

Hầu hết bệnh nhân có ý tưởng tự sát không hẳn là sẽ có hành vi tự sát. Tuy nhiên, các bệnh nhân có ý tưởng tự sát cũng cần được bác sĩ thăm khám. Đánh giá về ý tưởng tự sát cả khi thăm khám cũng như quá trình theo dõi bệnh nhân.

Rối loạn tâm thần biểu hiện ở hầu hết bệnh nhân có ý tưởng tự sát. Các bệnh nhân này cần được hỏi các câu hỏi chuyên biệt về các tác nhân gây stress cũng như cần có kế hoạch điều trị chuyên biệt.

Làm sao không bị stress khi chăm sóc người già, người bệnh - Tuổi Trẻ Online

Gia đình, bạn bè và những người thân khác cần được tham gia vào quá trình điều trị. Cần kết hợp điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý đối với bệnh nhân có ý tưởng tự sát.

  1. TỰ SÁT DƯỚI GÓC ĐỘ Y XÃ HỘI HỌC

Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng hoặc do một số rối loạn tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, ma túy… có thể đóng một vai trò quan trọng dẫn đến quyết định tự sát. Ở nước ta trong những năm gần đây, tỷ lệ tự sát trong cộng đồng đang có xu hướng tăng.

Tự tử, tự sát, tự vẫn hay tự kết liễu… đều là những từ ngữ chỉ chung một hiện tượng khi con người thực hiện hành vi tự gây ra cái chết đối với bản thân mình. Đó là một sự lựa chọn có chủ tâm suy nghĩ, cố ý tự làm hại bản thân mình với mong muốn được chết. Một hiện tượng khác là tự gây hại, tự gây thương tích có khi trở thành hành vi tự sát, đang có xu hướng tăng trong giới trẻ cũng cần được quan tâm.

Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self Harm) hiểm họa khó lường

Hội chứng tự ngược đãi bản thân (Self Harm) hiểm họa khó lường

8.1. Một số yếu tố tác động

– Rối loạn tâm thần: thường xuyên xuất hiện tại thời điểm tự sát với các ước tính từ 87% – 98%. Khi phân loại các rối loạn tâm thần trong các vụ tự sát có 30% trường hợp bị rối loạn cảm xúc (rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm), 18% lạm dụng chất gây nghiện, 14% bị tâm thần phân liệt (dân gian thường gọi là điên) và 13% rối loạn nhân cách. Khoảng 10% người tử vong ở bệnh nhân tâm thần phân liệt do tự sát. Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất với số lượng được chẩn đoán ngày càng tăng trên toàn thế giới và thường là yếu tố thúc đẩy tự sát.

– Nghiện chất: ma túy (tự nhiên, bán tổng hợp, tổng hợp), rượu.

– Yếu tố sinh học:

+ Yếu tố di truyền: sự ảnh hưởng di truyền có liên quan đến một số bệnh lý như bệnh tâm thần (trầm cảm, tâm thần phân liệt…).

+ Yếu tố sinh hoá: các bất thường ở não, đặc biệt là hệ serotonin đã được chứng minh có liên quan. Những người tự tử bằng các biện pháp bạo lực, bốc đồng như treo cổ, bắn vào mình, nhảy từ trên cao xuống… thường có sự giảm acid 5 – hydroxy – indol – acetic – acid (5HIAA), một chất chuyển hoá của serotonin trong dịch não – tủy.

+ Bệnh cơ thể: là yếu tố đi kèm thường gặp của tự sát. Những người có nguy cơ cao là người nhiễm HIV/AIDS, bệnh ác tính, chấn thương cột sống…

– Yếu tố xã hội: tự sát như một hình thức thách thức và kháng nghị, tự sát để thoát khỏi sự trừng phạt của pháp luật, tự sát để phục vụ mục đích quân sự, tự sát như là một cách để giải thoát…

– Tín ngưỡng tôn giáo, sự ngược đãi, yếu tố gia đình; yếu tố học tập và nghề nghiệp: trong học tập, áp lực trong học tập, bị điểm kém, bị thầy cô giáo phạt, bị bạn bè trêu chọc… Trong nghề nghiệp, thất bại trong nghề nghiệp, bị mất việc, bị sạt nghiệp, bị vỡ nợ… Quan hệ yêu đương: chia tay, có thai, phá thai.

– Yếu tố tâm lý: hành vi tự sát dù chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các yếu tố xã hội nhưng xét cho cùng hành vi ấy chỉ mang tính chất cá nhân. Những người có hành vi tự tử luôn có những lý do riêng xuất phát từ chính bản thân của nạn nhân và các mối quan hệ xã hội khác, hành vi tự tử được thực hiện bằng cách nào thì cũng mang những ý nghĩa riêng mà đôi khi chỉ có bản thân nạn nhân mới thấu hiểu.

8.2. Tự sát liên quan đến bệnh lý tâm thần

Ý định tự sát thường đến trong đầu bệnh nhân chỉ vài phút trước khi hành động, vì vậy họ chỉ hành động một cách bộc phát không có sự chuẩn bị gì. Các yếu tố nguy cơ cao cho tự sát là nam giới, sống cô lập, thất nghiệp, trầm cảm, mất hy vọng và có tiền sử tự sát. Tự sát có thể diễn ra bất kỳ giai đoạn nào nhưng thường xảy ra trong giai đoạn cấp và các lần tái phát của bệnh tâm thần phân liệt. Tự sát cũng hay xảy ra trong vòng 6 tháng sau khi bệnh nhân ra viện, đặc biệt 3 tháng đầu. Nhiều tác giả cho rằng, sau khi ra viện, bệnh nhân không kiếm được việc làm hoặc mất việc làm hoặc không thể tiếp tục học tập; mâu thuẫn với những thành viên khác trong gia đình, uống thuốc củng cố không đều làm nguy cơ tự sát tăng lên.

Trầm cảm có tỷ lệ 3 – 4% dân số, tự sát có thể gặp ở 50 – 70% số trường hợp trầm cảm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không thể dự đoán một cách chính xác bệnh nhân trầm cảm nào có ý định tự sát hay không và khi nào tự sát. Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn cao độ chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân. Đôi khi tự sát có thể do hoang tưởng ảo giác chi phối. Ý tưởng và hành vi tự sát là một trong các nhóm triệu chứng phổ biến của trầm cảm. Khoảng 40 – 80% số trường hợp tự sát ở lứa tuổi 14 – 19 có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cho một giai đoạn trầm cảm.

Uống nhiều rượu bia có thể làm giảm tới 28 năm tuổi thọ! | VIAM

Người nghiện ma túy, rượu thường tự sát trong hội chứng cai, sảng rượu, xung đột gia đình, bế tắc trong cuộc sống… nghiện game online, nghiện cờ bạc cũng có thể có vấn đề như rượu và ma túy.

Rối loạn nhân cách là nhóm nguy cơ tự sát đặc biệt cao bởi xu hướng rối loạn trong các mối quan hệ cá nhân – xã hội – gia đình, dễ bị những rối loạn khí sắc cấp tính và có những hành vi xung đột bất thường.

Các yếu tố tâm lý ở những người có ý tưởng và hành vi tự sát: xung đột tình cảm là yếu tố quan trọng và gặp ở hầu hết các trường hợp. Ở thanh thiếu niên, người ta nhận thấy phần lớn có các stress tâm lý thúc đẩy trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hành vi tự sát. Tuổi có tỷ lệ tự sát cao nhất là 20 – 29. Tự sát của thanh thiếu niên ở độ tuổi 14 – 19 đang ngày càng tăng.

 8.3. Những biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tự sát

Kịp thời phát hiện những trường hợp có vấn đề về bệnh lý hoặc tiền sử bệnh tật của bản thân, gia đình. Những người có tiền sử bệnh tâm thần hoặc đã từng xảy ra hành vi tự sát, lối sống, quan hệ xã hội bất thường, người có nói đến từ tự sát, đe dọa tự sát, thất vọng, buồn chán… Gia đình đã có người mắc bệnh tâm thần hoặc đã có người tự sát, ly hôn, ly thân, thất bại trong công việc…

Đối với bệnh nhân tâm thần cần phải được thầy thuốc chuyên khoa tâm thần thăm khám và hướng dẫn điều trị. Việc điều trị cần tích cực, kịp thời, đầy đủ thuốc và thời gian. Tuyên truyền vận động cai nghiện ma túy và cai nghiện rượu cũng góp phần làm giảm tỷ lệ tự sát trong nhân dân.

Cần đề nghị sự giúp đỡ của người có chuyên môn ngay cả khi người bệnh từ chối. Không để người đó ở một mình, không được thề giữ bí mật, không có các hành động tỏ ra bị sốc hoặc phán xét. Việc chữa trị không chỉ bằng thuốc mà phải kết hợp với liệu pháp nhận thức và hành vi. Chỉ ra cho họ cách giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải, cách nhìn nhận mới về bản thân và thế giới của họ. Giúp mọi người hiểu biết về những tác nhân có nguy cơ, những dấu hiệu cảnh báo về tự sát và khả năng sẵn sàng hỗ trợ, có thể trực tiếp hoặc thông qua phương tiện truyền thông.

Tỷ lệ tự sát trong nhân dân đang ngày một gia tăng, đặc biệt ở những người mắc bệnh tâm thần. Để giảm tỷ lệ tự sát, cần phát hiện sớm người có nguy cơ để có biện pháp giúp đỡ họ thoát ra khỏi trạng thái bi quan tiêu cực và điều trị bệnh có hiệu quả cho họ.    

Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột hiện đã kết hợp với GS.TS.BS Cao Tiến Đức – Phó chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam; Phó chủ tịch Hội chống động kinh Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.

Sự kết hợp này sẽ tạo ra một nền tảng mới trong điều trị các bệnh lý lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học tại khu vực Tây Nguyên, giúp khách hàng gặp các vấn đề về tâm lý sớm được điều trị lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Để đăng ký khám chữa bệnh với các chuyên gia tại BUH, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 1147

 

 

 

Để lại một bình luận