RỐI LOẠN DẠNG CƠ THỂ
Bài viết được biên soạn bởi GS.TS.BS Cao cấp Cao Tiến Đức
KHÁI NIỆM
Điều trị bệnh nhân rối loạn dạng cơ thể mạn tính thường chiếm chi phí khá lớn của các dịch vụ y tế, bởi vì để có kết quả chính xác, chúng ta sẽ phải làm nhiều xét nghiệm. Khó khăn lớn nhất đối với bác sĩ là phải chẩn đoán bệnh cho những người nghi ngờ bị rối loạn dạng cơ thể, bởi vì chẩn đoán chính xác và việc quyết định điều trị rất khó, đặc biệt là việc loại trừ những bệnh nguy hiểm tiềm tàng. Cần có thêm thông tin từ người thân và bác sĩ của bệnh nhân để có bệnh sử đầy đủ, từ đó cung cấp đủ dữ kiện phục vụ cho quá trình chẩn đoán cho bác sĩ khám bệnh. Về quản lý, nên nhấn mạnh về việc điều trị các rối loạn tâm thần kết hợp như rối loạn lo âu và rối loạn trầm cảm.
Rối loạn dạng cơ thể cần được chẩn đoán phân biệt với rối loạn giả tạo (factitious disorder) và giả bệnh. Đồng thời, mọi người cần cảnh giác với các bệnh nhân thực sự có bệnh nội khoa.
RỐI LOẠN CƠ THỂ
Điểm đặc trưng của rối loạn cơ thể (còn gọi là hội chứng Briquet’s) là một bệnh tái diễn, mạn tính, có nhiều triệu chứng cơ thể mà thường không chẩn đoán nội khoa nào phù hợp. Nếu có liên quan đến bệnh nội khoa nào đó thì các triệu chứng cơ thể thường biểu hiện quá mức. Rối loạn cơ thể xuất hiện thường xuyên ở phụ nữ (0,2% – 2%) hơn là ở nam giới (0,2%).
Rối loạn cơ thể thường xuất hiện trước tuổi 30
Biểu hiện lâm sàng
Cuộc sống của bệnh nhân bị đảo lộn, họ đi khám bệnh thường xuyên, bệnh sử mâu thuẫn, đưa ra những yêu cầu trái ngược và có thể nhận nhiều giúp đỡ do trình bày rất nhiều triệu chứng.
Tiền sử gia đình có thể có người bị rối loạn dạng cơ thể, nhân cách chống đối xã hội hoặc lạm dụng chất. Bệnh sử có thể có bệnh tâm thần kết hợp, bao gồm: rối loạn nhân cách, trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu hoặc hoảng sợ và lạm dụng chất.
RỐI LOẠN PHÂN LY
Rối loạn phân ly liên quan đến những triệu chứng không rõ nguyên nhân, ảnh hưởng đến các hoạt động tự chủ hay chức năng cảm giác mà nó gợi ý đến một bệnh thần kinh hay bệnh nội khoa. Khởi phát của nó thường được bắt đầu bằng một sự kiện căng thẳng. Các triệu chứng thường không theo sơ đồ giải phẫu đã được biết đến mà nó dựa trên tưởng tượng của bệnh nhân về tình trạng bệnh của họ. Các triệu chứng thường gặp là mù, liệt và câm.
Rối loạn phân ly là một rối loạn phổ biến nhất trong các rối loạn dạng cơ thể, nó chiếm tỷ lệ khoảng 11 – 300/100.000 dân số nói chung. Bệnh xuất hiện ở nữ nhiều hơn nam.
Bệnh hiếm khi khởi phát trước 10 tuổi và sau 35 tuổi. Khi bệnh xuất hiện ở tuổi muộn hơn, khả năng bệnh nhân có một bệnh thần kinh hoặc nội khoa nào đó sẽ tăng lên. Những người trong tiền sử gia đình có người bị rối loạn phân ly có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân có thể biểu hiện bất cứ triệu chứng nào trong số 4 triệu chứng: (1) hoạt động, (2) cảm giác, (3) co giật, hay (4) biểu diễn. Các triệu chứng này không do bệnh nhân cố ý tạo ra hay giả vờ.
RỐI LOẠN ĐAU (PAIN DISORDER)
Đặc điểm chính của rối loạn đau là bệnh nhân trình bày về trạng thái đau với cường độ nghiêm trọng đủ để nghĩ đến một bệnh nội khoa. Cơn đau có thể là trọng tâm chính trong cuộc sống của bệnh nhân, thường gây nên những bất hòa trong gia đình do những thay đổi trong lối sống. Suy giảm chức năng bao gồm không có khả năng làm việc hay học tập. Bệnh nhân có thể phụ thuộc thuốc do dùng thuốc giảm đau kéo dài. Yếu tố tâm lý được cho là có liên quan đến khởi phát, mức độ trầm trọng, sự tăng thêm, sự tái phát, thời gian của cơn đau.
Bệnh nhân có thể phụ thuộc thuốc do dùng thuốc giảm đau kéo dài.
DSM – IV – TR chia rối loạn đau thành 3 nhóm: Đau kết hợp với yếu tố tâm lý; Đau liên quan đến cả yếu tố tâm lý và nội khoa; Đau là một triệu chứng của một bệnh nội khoa (không được coi là một bệnh tâm thần).
Tỷ lệ bệnh không rõ ràng nhưng người ta ước tính rằng khoảng 10 – 15% người lớn bị đau lưng mạn tính, một biểu hiện phổ biến của rối loạn đau. Lứa tuổi cao nhất bị bệnh này là khoảng ngoài 40, 50 tuổi. Rối loạn này được cho là xảy ra thường xuyên hơn ở phụ nữ và tỷ lệ mắc cao hơn ở những người có thân nhân bậc 1 bị rối loạn đau.
Biểu hiện lâm sàng: Đau mạn tính có thể gây ra tình trạng trì trệ trong hoạt động, giảm sức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến cách ly xã hội, do đó có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như lo âu, trầm cảm. Bệnh nhân có liên quan đến trầm cảm có nguy cơ cao tự sát. Do đó, trầm cảm và tự sát nên được đánh giá ở tất cả những bệnh nhân bị rối loạn đau.
CHỨNG NGHI BỆNH (HYPOCHONDRIASIS)
Ngay cả khi các kết quả kiểm tra nội khoa đều âm tính, bệnh nhân bị chứng nghi bệnh vẫn tiếp tục sợ hoặc tin rằng họ có một bệnh trầm trọng và không thể yên tâm về kết quả đó, kết quả là bệnh nhân suy nhược và lo lắng trầm trọng. Bệnh thường khởi phát khi tuổi còn nhỏ. Stress có thể khiến bệnh nặng hơn, chẳng hạn cái chết của người thân. Bệnh tiến triển mạn tính nhưng mức độ trầm trọng thì lúc tăng lúc giảm. Tỷ lệ bệnh thay đổi ở những nển văn hóa khác nhau.
Triệu chứng lâm sàng: Bệnh nhân thường trình bày với bác sĩ một bệnh sử chi tiết về các triệu chứng của họ. Họ đến khám bệnh vì họ lo sợ thông tin liên quan đến “bệnh” của họ hoặc vì gần đây họ biết rằng một người thân của họ mới chết vì bệnh tật. Họ có thể hiểu sai về chức năng bình thường của cơ thể (như nhu động ruột) hoặc cảm giác mơ hồ của cơ thể (như phân lỏng) là các triệu chứng về “bệnh” của họ (chẳng hạn như ung thư đường ruột). Mặc dù các kết quả kiểm tra khẳng định âm tính như nội soi, kiểm tra phân, CT.Scan vẫn không làm các bệnh nhân yên tâm hơn.
Người bệnh có thể yêu cầu một chẩn đoán quá mức, do đó có thể dẫn đến tai biến điều trị, hoặc làm tình trạng tồi tệ hơn,
Mối quan hệ của họ với bác sĩ chính thường căng thẳng và gây thất vọng. Họ có thể yêu cầu một chẩn đoán quá mức, do đó có thể dẫn đến tai biến điều trị, hoặc làm tình trạng tồi tệ hơn, những cố gắng hết sức của bác sĩ cũng chỉ đóng vai trò hết sức mờ nhạt. Các mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp của họ có thể bị căng thẳng do họ quá bận tâm đến “bệnh” của họ. Bệnh nhân bị hội chứng nghi bệnh có thể bị tàn phế.
RỐI LOẠN HÌNH DÁNG CƠ THỂ
Rối loạn hình dáng cơ thể (body dismorphic disorder – BDD) được đặc trưng bởi mối bận tâm ám ảnh vởi một khiếm khuyết tưởng tượng về ngoại hình hoặc mối bận tâm quá mức về một bất thường nhỏ của cơ thể. Tỷ lệ bệnh không rõ ràng. Đã có báo cáo rằng tỷ lệ phẫu thuật thẩm mĩ và can thiệp da liễu là 6 – 15%.
Bệnh có thể khởi phát từ tuổi thiếu niên hoặc thanh niên nhưng thường không được chẩn đoán cho đến khi họ ở độ tuổi 30. Không có sự khác biệt giới tính rõ ràng ở bệnh này.
Biểu hiện lâm sàng: Vì người bệnh BDD cảm thấy xấu hổ về “sự dị dạng” (thực tế không phải vậy, đó chỉ do bệnh nhân cảm thấy) của họ, họ thường không trình bày với bác sĩ để điều trị thiếu sót này. Khi mà họ đến trình bày với bác sĩ để được điều trị, có thể bởi vì họ đã tự mình thực hiện nhiều cách để sửa chữa hay bù đắp “khiếm khuyết” của mình nhưng cảm thấy không hài lòng với kết quả.
Việc đến gặp bác sĩ còn có thể do tự sát. Bệnh nhân thường sống cô lập và xa lánh xã hội, có thể dẫn đến trầm cảm và lo âu. Có thể bệnh nhân đã có tiền sử nhập viện nhiều lần do bệnh tâm thần phối hợp và ý tưởng tự sát, do đó, bắt buộc phải đánh giá tình trạng tâm thần để xác định ý tưởng tự sát và bệnh phối hợp, chẳng hạn như rối loạn trầm cảm chủ yếu.
RỐI LOẠN GIẢ TẠO VÀ GIẢ BỆNH
1. Rối loạn giả tạo
Rối loạn giả tạo (factitious disorder) là một bệnh tâm thần được đặc trưng bởi các triệu chứng về thể chất hoặc tâm thần được cố ý tạo ra, bao gồm: Bịa đặt ra các triệu chứng chủ quan và làm sai lệch các dấu hiệu khách quan; tự gây thương tích hoặc tự đầu độc chính mình hoặc phóng đại sự đau đớn đã có nhằm mục đích trở thành người bệnh hoặc để kéo dài thời gian nằm viện. Không có động cơ bên ngoài nào ngoài lý do đặc biệt là muốn đóng vai trò người bệnh. Thích nói ngoa, nói cường điệu. Bệnh nhân thường giải thích một cách không tưởng về một quá khứ khác thường hoặc những triệu chứng cơ thể nhằm làm người nghe phải kinh ngạc (chẳng hạn, bệnh nhân mô tả một vết sẹo bình thường có từ hồi nhỏ như một vết thương chiến tranh). Hội chứng Munchausen là một thể nặng của bệnh này. Rối loạn giả tạo phổ biến hơn ở nam giới và ở nhân viên y tế, nhưng tỷ lệ mắc bệnh không rõ ràng.
Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân rối loạn giả tạo thường có IQ trung bình hoặc trên trung bình. Các triệu chứng cơ thể được họ cố ý tạo ra nhưng mục đích là vô ý (chẳng hạn, bệnh nhân làm bộ bị ốm để được chăm sóc và điều trị). Trong tiền sử họ có thể đã khám bệnh ở nhiều bác sĩ và nằm trong nhiều bệnh viện khác nhau; họ thậm chí đã thay đổi tên để tiếp tục đóng vai trò bệnh nhân và được điều trị. Trong khi nằm viện, họ phải chịu rất nhiều quá trình và kiểm tra. Họ có thể khăng khăng đòi điều trị bằng phẫu thuật, thuốc giảm đau và thuốc ngủ. Họ có thể cáo buộc bác sĩ thiếu trình độ và đe dọa kiện cáo. Họ có thể yêu cầu được làm trái với tư vấn y tế khi họ nghi ngờ nhân viên y tế chống đối họ. Quá trình đó lặp đi lặp lại ở các bệnh viện khác.
2. Hội chứng Munchausen do ủy quyền
Đây là một dạng của rối loạn giả tạo mà một cá nhân (thường là mẹ hoặc người chăm sóc) khiến cho người khác (thường là một nạn nhân vô tình – chẳng hạn như đứa trẻ) ốm để tiếp tục đóng vai trò người bệnh được ủy quyền.
Những cá nhân như vậy quá che chở cho người thân của họ và lo lắng rằng người đó sẽ tử vong, nhưng họ lại thường được người khác khen ngợi về sự quan tâm chăm sóc chu đáo chứ không nghĩ rằng đó là triệu chứng của rối loạn này.
3. Giả bệnh
Giả bệnh (malingering) là cố ý tạo ra các triệu chứng cơ thể hay tâm thần nhằm đạt được một lợi ích nào đó (như tránh né trách nhiệm, sự trừng phạt, hoặc những tình huống hay kết quả khó chịu hoặc để được nhận bồi thường). Tỷ lệ bệnh không rõ ràng nhưng giả bệnh thường xuất hiện nhiều trong hoàn cảnh có nhiều đàn ông tụ tập (chẳng hạn như trong quân đội và trong tù).
Biểu hiện lâm sàng: Người giả bệnh thường mơ hồ về triệu chứng của họ nhưng hay phóng đại mức độ nghiêm trọng. Nói chung, có sự khác biệt đáng kể giữa biểu hiện khách quan với những than phiền chủ quan của bệnh nhân. Người nghiện ma túy có thể giả bệnh để có được chỗ ngủ ấm áp và được uống thuốc. Giả bệnh cũng hay gặp ở bệnh nhân rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Giả bệnh sẽ hết khi đối tượng đạt được mục tiêu.
4. Hội chứng Ganser (giả bệnh tâm thần để trục lợi)
Hội chứng Ganser (còn được gọi là rối loạn tâm thần nhà tù (prison psychosis) vì nó được quan sát lần đầu ở tù nhân) là một loại của giả bệnh được đặc trưng bởi một vài hành vi giống với những hành vi của bệnh nhân tâm thần nặng, diễn ra trong một thời gian ngắn. Triệu chứng kinh điển là đối tượng đưa ra những câu trả lời vô lý cho những câu hỏi đơn giản (chẳng hạn 2 + 2 = 5). Có một số dấu hiệu chỉ ra rằng hội chứng Gansers là một biến thể của giả bệnh.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột hiện đã kết hợp với GS.TS.BS Cao Tiến Đức – Phó chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam; Phó chủ tịch Hội chống động kinh Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.
Sự kết hợp này sẽ tạo ra một nền tảng mới trong điều trị các bệnh lý lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học tại khu vực Tây Nguyên, giúp khách hàng gặp các vấn đề về tâm lý sớm được điều trị lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Để đăng ký khám chữa bệnh với các chuyên gia tại BUH, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 1147