U ỐNG TUYẾN MỒ HÔI
( SYRINGOMA )
BS.Nguyễn Thị Thu Sang
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
1. Đại cương:
- Là u da lành tính do sự phát triển quá mức của các tế bào ống tuyến mồ hôi.
- Độ tuổi thường gặp từ 30 – 40 tuổi và gặp ở nữ nhiều hơn nam.
- Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tác động nhiều đến tâm lý, khiến người bệnh kém tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống.
- Bệnh có yếu tố gia đình.
2. Chẩn đoán:
- U ống tuyến mồ hôi là các sẩn nhỏ, tròn cứng, có màu giống màu da hoặc vàng nhạt, nâu nhạt, trắng .Đường kính từ 1-5 mm. Các sẩn thường cứng chắc, trơn nhẵn và thường có tính chất đối xứng.
- Vị trí: Vùng quanh mắt, mí dưới, gò má, trán, mặt, cổ, nách, ngực,bụng, đùi, sinh dục, cẳng chân. Đôi khi ở vùng đầu và gây rụng tóc không sẹo.
- Triệu chứng cơ năng: có thể có ngứa.
- Toàn thân: Toàn trạng không bị ảnh hưởng.
- Cận lâm sàng: tăng sinh các ống tuyến mồ hôi, lòng ống chứa mảng vụn không bắt màu thuốc nhuộm, một số ống có đuôi hình dấu phẩy giống “” hình con nòng nọc””, xâm nhập lympho quanh nang lông.
Biểu hiện thường thấy của bệnh lý da u ống tuyến mồ hôi
3. Chẩn đoán phân biệt:
Ban vàng ( Xanthoma)
Trichoepithelioma
Hạt cơm phẳng
4. Điều trị:
Cho đến hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như đốt điện trong thương tổn, phẫu thuật cắt bỏ thương tổn, mài mòn da, laser CO2.
4.1. Nguyên tắc điều trị:
- Loại bỏ thương tổn.
- Tư vấn cho bệnh nhân.
4.2 Điều trị cụ thể:
- Ngứa: kháng histamin.
- Isotretinoin bôi mỏng đúng thương tổn vào buổi tối.
- Atropin dung dịch 1%: thoa 1 lần/ ngày (Giảm ngứa và giảm kích thước thương tổn)
- Laser CO2: tác dụng bóc bay ổ chức.
- Phẫu thuật cắt bỏ (nhược điểm: dễ để lại sẹo, chỉ phẫu thuật trong trường hợp có diện tích nhỏ).
Hình ảnh sau điều trị đốt bằng laser CO2 ( điều trị U tuyến mồ hôi)
Tài liệu tham khảo:
– Author: Clinical Associate Professor Amanda Oakley, Department of Dermatology, Waikato Hospital, 2003.
– “ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Các bệnh Da liễu”- Bộ Y tế Việt Nam 2016.