VẢY PHẤN HỒNG
( Pityriasis rosea)
Nguyễn Thị Thu Sang
BV ĐH Y Dược Buôn Ma Thuột
1. Đại cương về vẩy phấn hồng:
Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, lành tính, có thể tự khỏi. Bệnh không lây.
2. Nguyên nhân:
Nhiễm trùng:
- Phát ban do virus, liên quan đến nhiễm trùng hô hấp trên, virus có liên quan: picornavirus, parvovirus B19, herpesvirus 7 ( HHV-7).
- cũng có liên quan với vi trùng Staphylococcus Albus, streptococcus tán huyết beta nhóm A.
Thuốc:
- Gây phát ban vảy phấn hồng: Captopril, arsenic, bismuth, metronidazole, muối vàng, barbiturates, isotretinoin, BCG, vaccine bạch hầu,….
Yếu tố khác:
- Thể tạng, thường gặp ở người bị viêm da tiết bã, mụn trứng cá.
2. Chẩn đoán:
Tiền triệu:
- Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sốt, đau khớp, nhức đầu.
Triệu chứng cơ nặng:
- Ngứa
Sang thương khởi đầu:
- Mảng “báo trước” : 80% trường hợp, tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ, ĐK # 2-10cm, bờ đỏ tươi phân cách với trung tâm màu sáng màu hơn và hơi nhăn nheo, giữa 2 vùng được cách biệt bởi lớp vảy da dính vào da ở phía ngoài, còn bờ tự do ở phía trong.
- Vị trí : thường ở thân và vùng gần thân như cổ, gốc chi.
- Thương tổn có xu hướng lan ra xung quanh.
- Hình ảnh điển hình ‘’ cây thông’’
Vảy phấn hồng ở gốc chi
HÌnh ảnh “Cây thông” trong vảy phấn hồng
HÌnh ảnh phân bổ của vảy phấn hồng
Cận lâm sàng:
- Mô bệnh học không đặc hiệu. Có sự thâm nhiễm các tế bào viêm ở nhú bì.
- Xét nghiệm tìm nấm âm tính
- Hóa mô miễn dịch chủ yếu là các tế bào có TCD$ dương tính.
- Các xét nghiệm hóa sinh bình thường.
3. Chẩn đoán phân biệt:
- Nấm da: tổn thương là mụn nước thành đám, có xu hướng lành giữa, ngứa nhiều, xét nghiệm nấm ( + )
- Viêm da đầu: dát đỏ ở vùng da dầu như rãnh mũi má, vùng liên bả vai, trước xương ức, bong vảy phấn, bệnh thường tăng lên về mùa đông.
- Chàm khô: thường gặp ở trẻ em, Tổn thương là các dát giảm sắc tố, giới hạn không rõ, vị trí: 2 má, cẳng và cánh tay, ngứa ít.
- Tổn thương ban đào giang mai giai đoạn II: bệnh nhân có tiền sử quan hệ với người bị bệnh giang mai. Tổn thương đào ban ở thân mình, không ngứa. Ngoài ra còn có triệu chứng toàn thân như hạch, sẩn hay mảng niêm mạc. Xét nghiệm huyết thanh dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
- Vảy nến thể giọt: sẩn nhỏ kích thước 1-2 mm, màu đỏ thẫm, sau vài ngày thương tổn xẹp, trên có vảy nâu, khi cạo vảy có dấu hiệu gắn xi.
4. Điều trị:
Nguyên tắc điều trị:
- Tránh các kích thích.
- Giảm ngứa: corticoid tại chỗ, kháng histamin, lotion methol-phenol.
- UVB liệu pháp: có thể làm giảm ngứa nhanh chóng ở những trường hợp đề kháng.
Phác đồ điều trị cụ thể:
5. Tiến triển và tiên lượng:
- Thường tự khỏi trong 12 tuần, không tái phát, nhưng có trường hợp kéo dài > 3 tháng được xem là vảy phấn hồng dạng lichen mạn tính.
- Tiên lượng rất tốt, vẫn làm việc, sinh hoạt, đi học bình thường mà không lo lây bệnh.