VIÊM THỰC QUẢN DO NẤM

Theo thống kê của Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2021, tỷ lệ mắc bệnh nấm thực quản là từ 0,32 đến 5,2% dân số trên toàn thế giới. Ngoài ra các yếu tố nguy cơ khác liên quan đến bệnh nấm thực quản như người lớn tuổi từ 55,5 tuổi trở lên, có hệ miễn dịch bị suy yếu, bệnh đái tháo đường và sử dụng corticosteroid.

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, điều kiện sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe của người dân còn nhiều hạn chế, tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính cao, bệnh suy giảm miễn dịch ngày càng gia tăng tạo điều kiện cho các bệnh do nấm phát triển, trong đó có nấm thực quản.

1. Nấm thực quản là gì?

Nấm thực quản là tình trạng bệnh mà các vi khuẩn nấm làm tổn thương thực quản. Có nhiều loại nấm có thể gây viêm thực quản như Cryptococcus, Histoplasma, Blastomyces hoặc Aspergillus. Tuy nhiên tác nhân thường gặp nhất là nấm Candida – một loại nấm men đa loài.  Không giống như nhiễm trùng do nấm khác, nhiễm Candida xâm lấn thường có nguồn gốc từ các vi sinh vật nội sinh. Nấm C. albicans có thể gây bệnh ở người hoặc động vật, đặc biệt là trên những người suy giảm suy giảm miễn dịch.

2. Các nguyên nhân và yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến đường tiêu hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm thực quản, bao gồm:

Yếu tố sinh lý: Trẻ sơ sinh, người lớn tuổi, phụ nữ mang thai,… có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm nấm thực quản.

Yếu tố bệnh lý: Mắc các bệnh lý mạn tính khiến hệ miễn dịch suy yếu như nhiễm HIV/AIDS, đái tháo đường (tiểu đường), ung thư.

Tiền sử bệnh lý hen suyễn dùng Corticosteroid dạng hít điều trị.

Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Làm tăng nguy cơ nhiễm nấm thực quản hoặc khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Hút thuốc lá hoặc sinh hoạt trong môi trường có người hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Người đeo răng giả.
  • Vệ sinh răng miệng kém.
  • Ăn nhiều đường.
  • Uống thuốc gây chứng khô miệng.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc làm suy giảm hệ thống miễn dịch bao gồm thuốc điều trị các bệnh tự miễn dịch hoặc ngăn ngừa thải ghép sau khi cấy ghép nội tạng, thuốc kháng sinh.

3. Biểu hiện của bệnh nấm thực quản

Bệnh nấm thực quản thường không đường phát hiện sớm do triệu chứng bệnh ban đầu rất mờ nhạt, hầu hết trường hợp phát hiện bệnh do đi khám sức khỏe tiêu hóa hoặc nội soi dạ dày.  Người bệnh cần thận trọng với những dấu hiệu về sức khỏe dưới đây:

  • Khó nuốt, nuốt đau, cảm giác nuốt bị vướng và đau, nghẹn.
  • Có mảng trắng ở niêm mạc trong miệng, trên lưỡi và cổ họng.
  • Nôn ra máu, là biến chứng nguy hiểm của nấm thực quản.
  • Sốt, tiêu chảy, sụt cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những triệu chứng này rất ít gặp.

Bệnh tiến triển trong thời gian dài có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tổn thương thực quản và các cơ quan xung quanh khi nấm lây lan. Nhiễm nấm có thể gây bệnh toàn thân hoặc khu trú nhưng tổn thương thường gặp là những vùng có niêm mạc màng nhầy như miệng họng, thực quản và âm hộ âm đạo. Sau khi có kết quả chẩn đoán thì bác sĩ sẽ có cơ sở để đưa ra biện pháp can thiệp và điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

Nấm thực quản là bệnh lý khá dai dẳng nhưng vẫn có thể điều trị khỏi dứt điểm nếu phát hiện và điều trị sớm tránh để lây lan sang những vùng khác hoặc khiến thực quản bị tổn thương nhiều hơn.

4. Chẩn đoán bệnh nấm thực quản

Một số phương pháp chẩn đoán xác định viêm thực quản do nấm như: Nội soi đường tiêu hóa trên, sinh thiết hoặc quét niêm mạc lấy bệnh phẩm. Nội soi đường tiêu hóa là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý thực quản. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi thực quản có hoặc không có sinh thiết. Sinh thiết lấy mẫu mô bệnh học hoặc chải các mảng nấm trong thực quản làm giải phẫu bệnh.

Hình ảnh nội soi điển hình thường gặp là các mảng niêm mạc trắng hoặc vàng nhạt lan tỏa. Các mảng này có đặc điểm là dễ bong khỏi niêm mạc, thậm chí khi đưa đầu máy soi vào gạt tổn thương. Nếu giải phẫu bệnh cho thấy men và giả sợi nấm xâm nhập vào các tế bào niêm mạc thì chẩn đoán xác định là viêm thực quản do Candida.

Đơn vị Nội soi BUH đã và đang triển khai các dịch vụ nội soi thực quản với nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Đội ngũ bác sĩ với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội soi, chẩn đoán và điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa qua nội soi.
  • Đầy đủ dịch vụ nội soi thường và nội soi gây mê giúp khách hàng giảm bớt nỗi lo, KHÔNG ĐAU – KHÔNG KHÓ CHỊU.
  • Hệ thống máy nội soi hiện đại có chức năng phóng đại giúp phát hiện được các tổn thương rất nhỏ (chỉ vài milimet) và chính xác vị trí các tổn thương.
  • Hệ thống máy rửa làm sạch ống nội soi tiêu hóa tự động đầu tiên tại khu vực, giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn chéo cho người bệnh.
  • Các dây soi sẽ được lưu trữ trong hệ thống tủ bảo quản riêng biệt có hệ thống đèn khử UV khử khuẩn, cùng hệ thống quạt gió để đảm bảo duy trì môi trường vô khuẩn đạt tiêu chuẩn cho thiết bị trước khi sử dụng.

Lưu ý: Để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí, Quý Khách Hàng vui lòng bấm số HOTLINE 1900 1147

 

Để lại một bình luận