BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ CẤY GHÉP IMPLANT ĐƯỢC KHÔNG?
Bệnh tiểu đường có cấy ghép Implant được không là câu hỏi của rất nhiều khách hàng nhắn tin đến cho Trung tâm Răng Hàm Mặt cũng như khi thăm khám trực tiếp cùng Bác sĩ.
Chúng ta hãy cùng Bác sĩ Quách Hữu Hợi – Trưởng Đơn vị Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột giải đáp câu hỏi này nhé.
1.Bệnh tiểu đường là bệnh gì?
-Tiểu đường gọi cách khác là đái tháo đường. Là tình trạng bệnh lý do rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, làm cho đường huyết trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định.
-Bệnh tiểu đường nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nặng nề cho cơ thể như nhiễm trùng, mù lòa thậm chí có thể dẫn đến hoại tử nhiều bộ phận trên cơ thể.
2. Người bệnh tiểu đường có trồng implant được không?

Người mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, chậm lành thương… Vì vậy trước khi cấy ghép implant, người bệnh nên đi khám Bác sĩ để chắc chắn đủ điều kiện điều trị.
3. Các bước cấy ghép implant cho người bị tiểu đường
Bước 1: Thăm khám răng miệng
Khách hàng sẽ được chụp X quang và CT Conebeam. Bác sĩ sẽ đánh giá chính xác mật độ xương hàm và tình trạng răng miệng hiện tại.

Bước 2: Làm xét nghiệm đường huyết
Đây là bước bắt buộc phải thực hiện để đảm bảo sức khỏe tối đa cho khách hàng. Các xét nghiệm về chỉ tiêu sinh hóa được tiến hành. Ngoài ra còn cần đến các kết quả về nhịp tim, huyết áp, bệnh lý đã từng mắc phải, test thuốc tê…( tùy từng trường hợp theo chỉ định Bác sĩ)
Nếu tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt và đường huyết trong mức ổn định, khả năng được phép cấy implant là khoảng 95%.
Bước 3: Lên phác đồ điều trị nhanh và tiến hành cấy ghép implant
-Sau khi nhận được kết quả đảm bảo về mặt sức khỏe, Bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị chính xác.
-Bệnh nhân được đưa vào phòng khử khuẩn vô trùng. Bác sĩ gây tê ( hoặc gây mê) theo chỉ định và tiến hành cấy ghép. Sau đó khâu vết thương và đợi trụ Implant tích hợp với xương.

Bước 4: Gắn mão răng sứ
Khoảng 3-6 tháng sau khi tích hợp xương, Bác sĩ sẽ lấy dấu răng. Cuối cùng là gắn răng để hoàn tất quá trình phục hồi răng đã mất
4. Chế độ sinh hoạt trước và sau cấy ghép răng ở người bị tiểu đường
Người có bệnh nền cần lưu ý cách chăm sóc răng miệng để kết quả cấy ghép Implant thành công, tránh được các biến chứng xấu.
-Trước khi trồng răng
• Lựa chọn 1 cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ Bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm điều các ca phức tạp. Đặc biệt là có máy móc và các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ để kiểm soát rủi ro. Đây là 2 yếu tố quyết định rất lớn đến sự thành công cho case cấy ghép Implant của bạn.
• Kiên trì điều trị bệnh tiểu đường hàng ngày theo sự chỉ dẫn từ Bác sĩ.
• Nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và chuẩn bị tâm lý để cấy ghép răng.
• Khi kiểm tra sức khỏe, hãy chia sẻ với Bác sĩ kỹ hơn về các triệu chứng của mình và các bệnh lý khác hoặc thuốc dị ứng nếu có.
-Sau khi trồng răng
• Tránh vận động hàm mạnh để giúp vết thương mau hồi phục, tránh bị nhiễm trùng.
• Duy trì chườm đá giảm sưng hoặc kết hợp uống thuốc giảm đau theo chỉ định Bác sĩ. Không tự ý uống thuốc kháng sinh khác.
• Uống đủ 2 lít nước, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh cân bằng chất dinh dưỡng.
Với người bệnh tiểu đường, muốn trồng implant ngoài các chỉ số cơ thể tốt còn cần biết cách kiêng cữ, nhất là giai đoạn sau khi cấy ghép 1 tuần. Mọi thắc mắc cần được tư vấn giải đáp các bạn có thể gọi đến Hotline: 0938 09 47 47 để được các Bác sĩ hỗ trợ nhé!