TĂNG SẮC TỐ SINH LÝ Ở PHỤ NỮ MANG THAI 3 THÁNG ĐẦU

 

BS. Nguyễn Thị Thu Sang

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Đại cương về tăng sắc tố:

  • Tăng sắc tố sinh lý xảy ra ở hơn 90% phụ nữ mang thai, và thường liên quan đến tăng sắc tố ở núm vú, quầng vú và vùng sinh dục.
  • Nổi bật và phổ biến hơn ở phụ nữ có da sẫm màu (da Fitzpatrick loại 4-6) so với phụ nữ da trắng (da Fitzpatrick loại 1-2).

Cơ chế:

Tăng sắc tố sinh lý ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu liên quan đến hormone nhau thai, yếu tố chuyển hóa và miễn dịch.

  • Tăng sản xuất melanin là do tác động của estrogen, được tăng cường bởi progesterone.
  • Estrogen kích hoạt các thụ thể α- và β- estrogen nội bào nằm trong da, kích thích các tế bào hắc tố tăng sản xuất melanin.
  • Melanin được lắng đọng trong lớp biểu bì và được các đại thực bào ở lớp bì tiếp nhận.
  • Nhau thai cũng tạo ra các sphingolipid có hoạt tính sinh học, giúp điều chỉnh các enzyme tạo hắc tố như tyrosinase và các protein liên quan đến tyrosinase 1 và 2.

Đặc điểm lâm sàng:

  • Một dải tăng sắc tố chạy thẳng dọc xuống đường giữa bụng.
  • Tăng sắc tố sinh lý ở phụ nữ mang thai thường kéo dài từ xương mu đến rốn, nhưng có thể kéo dài hơn đến điểm thấp nhất của xương ức.
  • Màu sắc thường có màu nâu, đen xám, và sẽ tối màu hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Kích thước rộng khoảng 1-2 cm, và thường chạy dọc theo toàn bộ chiều dài.
  • Trong suốt thai kỳ, tình trạng tăng sắc tố có thể bị nặng hơn, to hơn.

Tăng sắc tố sinh lý trong thai kì

Chẩn đoán phân biệt:

  • Bớt cà phê sữa.
  • Tăng sắc tố sau viêm ở vùng bụng (sau chấn thương, sau viêm da cơ địa vùng bụng, sau viêm da tiếp xúc vùng bụng,…)
  • Viêm da tiết bã.

Điều trị:

  • Việc tăng sắc tố sinh lý không gây ảnh hưởng xấu đến kết quả mang thai và không cần điều trị y tế.
  • Nhưng nên phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ở vùng bụng, vì điều này có thể làm đường trở nên đậm màu hơn.
  • Vết thâm thường sẽ mờ dần theo thời gian sau khi sinh con. Tuy nhiên vẫn có 1 số trường hợp vết thâm dai dẳng, và nó có thể xuất hiện trở lại ở những lần mang thai tiếp theo.

 

Tham khảo:

  • Soutou B, Régnier S, Nassar D, Parant O, Khosrotehrani K, Aractingi S. Dermatological manifestations associated with pregnancy. Medscape

  • Vora RV, Gupta R, Mehta MJ, Chaudhari AH, Pilani AP, Patel N. Pregnancy and skin. J Family Med Prim Care 2014; 3: 318–24. PubMed Central

  • Kar S, Krishnan A, Shivkumar PV. Pregnancy and skin. J Obstet Gynaecol India 2012; 62: 268–75. PubMed

  • Bieber AK, Martires KJ, Stein JA, Grant-Kels JM, Driscoll MS, Pomeranz MK. Pigmentation and pregnancy: knowing what is normal. Obstet Gynecol 2017; 129: 168–73. DOI: 10.1097/AOG.0000000000001806. PubMed

  • Bolognia JL, Schaffer JV, Duncan KO, Ko CJ (eds). Dermatology essentials. London: Elsevier Health Sciences, 2014.

  • Black M, Rudolph CA, Edwards L, Lynch P. Obstetric and gynecologic dermatology, 3rd edn. Oxford: Elsevier, 2008.

  • George AO, Shittu OB, Enwerem E, Wachtel M, Kuti O. The incidence of lower mid-trunk hyperpigmentation (linea nigra) is affected by sex hormone levels. J Natl Med Assoc 2005; 97: 685–88. PubMed Central

  • Kumari R, Jaisankar TJ, Thappa DM. A clinical study of skin changes in pregnancy. Indian J Dermatol Venereol Leprol 2007; 73: 141. Journal

  • Braun-Falco O, Plewig G, Wolff HH, Burgdorf WHC (eds). Braun-Falco’s dermatology, 2nd edn. Berlin/Heidelberg/New York: Springer-Verlag, 2000.

  • Okeke LI, George AO, Ogunbiyi AO, Wachtel M. Prevalence of linea nigra in patients with benign prostatic hyperplasia and prostate carcinoma. Int J Dermatol 2012; 51 Suppl 1: 41–8. DOI: 10.1111/j.1365-4632.2012.05564.x. PubMed

  • Elling SV, Powell FC. Physiological changes in the skin during pregnancy. Clin Dermatol 1997; 15: 35–43. DOI: 10.1016/S0738-081X(96)00108-3. Journal

  • Hyperpigmentation and melasma. In: Ingber A. Obstetric dermatology: a practical guide. Berlin/Heidelberg: Springer-Verlag, 2009: 7–18.

  • Davis EC, Callender VD. Postinflammatory hyperpigmentation: a review of the epidemiology, clinical features, and treatment options in skin in colour. J Clin Aesthet Dermatol 2010; 3: 20–31. PubMed Central

  • Massinde A, Ntubika S, Magoma M. Extensive hyperpigmentation during pregnancy: a case report. J Med Case Rep 2011; 5: 464. DOI: 10.1186/1752-1947-5-464. PubMed

  • Wade TR, Wade SL, Jones HE. Skin changes and diseases associated with pregnancy. Obstet & Gynecol 1978; 52: 233–42. PubMed

 

Để lại một bình luận