TRẦM CẢM DO BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

 Bài viết được biên soạn bởi GS.TS.BS Cao cấp Cao Tiến Đức

Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên mắc một hoặc nhiều chứng rối loạn tâm thần. Các nghiên cứu gần đây theo dõi trẻ em từ sơ sinh đến trưởng thành cũng chỉ ra rằng: Hầu hết các rối loạn sức khỏe tâm thần ở người trưởng thành bắt đầu từ thời thơ ấu và thanh thiếu niên.

Một nghiên cứu khác ở trẻ 8-14 tuổi ở Mỹ cho thấy: 3,7% có rối loạn trầm cảm; 2,1% có rối loạn hành vi; 0,7% mắc rối loạn lo âu lan tỏa hoặc rối loạn hoảng sợ; 0,1% có rối loạn ăn uống, chán ăn hoặc chứng ăn vô độ. Theo UNICEF: Cứ 7 trẻ vị thành niên, có 1 em rối loạn tâm thần

Với giới trẻ, bệnh lý tâm thần có thể dễ dàng mắc phải do sử dụng các loại ma túy tổng hợp. Đáng lưu ý hơn, sự cô lập với trẻ nhỏ, thói quen sử dụng internet quá nhiều của các gia đình cũng là yếu tố gây nên một số chứng bệnh về tâm thần như: rối loạn chú ý, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn sự thích ứng, trầm cảm ở trẻ.

Kết quả nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần vị thành niên Việt Nam” do Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện gần đây cũng chỉ ra: Trong 12 tháng, 21,7% số trẻ vị thành niên Việt Nam có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Phổ biến nhất là lo âu (18,6%); tiếp theo là trầm cảm (4,3%), 1,4% trẻ vị thành niên cho biết có ý định tự sát.

Ảnh 2.

Mức độ bị bắt nạt trực tuyến của học sinh THPT

Năm 2016, một khảo sát học sinh từ 16 -18 tuổi ở Hà Nội cho biết: có 21,4% trẻ em gái và 7,9% trẻ nam báo cáo có ý nghĩ tự sát trong 12 tháng trước đó. Các yếu tố dẫn đến ý định tự sát ở tuổi vị thành niên bao gồm: bị lạm dụng và bỏ mặc từ khi còn bé, chứng kiến bạo lực gia đình hoặc bạo lực hàng xóm, xâm hại tài sản, bắt nạt trên mạng và tình trạng dân tộc thiểu số. Tự sát là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ từ 10 đến 24 tuổi.

1. Nguyên nhân gây trầm cảm do bạo lực học đường

Trầm cảm do nhiều nguyên nhân gây ra: yếu tố nội sinh, liên quan gen di truyền, do bệnh cơ thể, do sử dụng chất và do yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường là những chấn thương tâm lý, như: thi trượt, mất tiền, người than chết đột ngột, chứng kiến tai nạn thảm khốc, động đất, núi lửa, song thần, dịch bệnh…Học sinh bị trầm cảm do bạo lực học đường cũng là vấn đề cần qua tâm. Theo WHO hơn 1 tỷ trẻ em bị bạo hành cả về thể chất và tinh thần.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, như đánh nhau giữa các học sinh, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột, cướp đồ giữa học sinh với nhau, hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói là sử dụng những lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình, Đôi khi những việc làm thông thường trở thành bạo lực như liên tục kiểm tra bài cũ một học sinh; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường. Ngoài ra, còn có bạo lực xã hội, bạo lực điện tử.

Phòng, chống bạo lực mạng ở Việt Nam - Vietnam.vn
Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể chất và tinh thần của học sinh và cả bản thân các học sinh thực hiện hành vi bạo lực. Đối với sức khỏe thể chất sẽ gây ra những thương tích trên cơ thể, trường hợp nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thậm chí tử vong. Về tinh thần sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của học sinh, gây ra sự sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực phải trải qua. Trẻ trở nên lầm lì, ít nói, mất tự tin, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người, lo sợ khi đến trường, có thể phát sinh hoặc làm nặng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập: Nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, lo sợ khi đến lớp, dẫn đến kết quả học tập sa sút. Trẻ bị bạo hành có thể ảnh hưởng quá trình phát triển tâm lý và thể chất lâu dài, thậm chí suốt đời hoặc tự sát. Hầu hết các em thường không kể về những áp lực và đe dọa từ bạo lực học đường với phụ huynh hay giáo viên.

Bạo lực học đường và những hệ quả chưa được quan tâm đúng mức tại VN — Tiếng Việt
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân và người gây ra bạo lực mà còn gây xáo trộn, căng thẳng và lo lắng cho cả gia đình. Phụ huynh sống trong tình hình không biết con cái mình có bị thương tật về thể chất hoặc tinh thần không, bất kỳ ở đâu, học sinh có thể trải qua các cuộc đánh nhau. Điều này đã buộc nhiều gia đình phải thay đổi trường học của con cái hoặc thậm chí chuyển nơi ở để tạo môi trường an toàn hơn cho con.

Ảnh hưởng đến nhà trường: Hành vi bạo lực học đường còn tạo ra sự nặng nề và căng thẳng cho các học sinh khác, nỗi sợ hãi và lo lắng luôn đe dọa họ. Một số học sinh phải đối mặt với bạo hành tinh thần, điều này ảnh hưởng lớn đến tâm lý của họ. Ngoài ra, hành vi bạo lực học đường của học sinh có thể làm mất lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường và làm giảm ý nghĩa của môi trường giáo dục lành mạnh và trong sáng.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống trong học đường và chuẩn mực đạo đức và tạo ra một sự suy đồi đáng báo động về đạo đức và hành vi, gây ra sự mất trật tự trong xã hội. Hiện nay, có những học sinh không tuân thủ quy tắc, thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với thầy cô, nói tục và không tôn trọng quy tắc. Những đứa trẻ này thậm chí cãi lại bố mẹ vì họ học được những thói quen bạo lực từ một bộ phận nhỏ. Xung đột và đánh nhau giữa bạn bè xảy ra thường xuyên. Mỗi ngày, chúng ta chứng kiến những cuộc ẩu đả và xung đột ngay tại trường học hoặc những bài viết trên mạng xã hội có lời lẽ tục tĩu, bôi nhọ danh dự của người khác.

Chống bạo lực học đường: Phải sửa từ gốc - Tuổi Trẻ Online
Chứng kiến bạo lực, cũng có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em, các em có thể cảm thấy e dè và sợ hãi. Nếu những người gây ra bạo lực không bị trừng phạt, các em có thể bị ảnh hưởng và khuynh hướng theo hành vi bạo lực và có nguy cơ trở thành người thực hiện bạo lực trong tương lai. Đặc biệt, những đứa trẻ thường có hành vi bạo lực hoặc lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ có nguy cơ cao mắc vào những tình huống nguy hiểm hơn khi lớn lên hơn so với những đứa trẻ khác.

Đối với các em học sinh gây bạo lực cũng sẽ trở thành đối tượng bị thù hằn và bị ghét bởi các nạn nhân và các bạn cùng học, cùng với đó là nỗi lo lắng bị trả thù từ phía nạn nhân, gia đình và bạn bè của nạn nhân. Học sinh gây bạo lực cũng phải đối mặt với việc chịu kỷ luật của nhà trường (đình chỉ học tập tạm thời hoặc bị đuổi học), nghiêm trọng hơn là phải chịu sự truy tố của pháp luật. Có trường hợp phát sinh các rối loạn tâm thần hoặc làm nặng thêm các rối loạn tâm thần có sẵn. Những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác.

2. Hậu quả của trầm cảm do bạo lực học đường

– Học sinh trong độ tuổi từ 12-17, là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý. Trong giai đoạn này, tính cách đang hình thành và trẻ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố độc hại trong xã hội. Những kích thích và tác động xấu từ môi trường xung quanh có thể làm cho học sinh hình thành tâm lý bạo lực, gây ra nhiều vụ bạo lực học đường. Đôi khi chỉ bắt đầu từ những mâu thuẫn rất nhỏ trong giao tiếp hàng ngày như: Tranh chấp nhau đồ đạc, nói xấu nhau, nhại giọng địa phương, khích bác, hiểu nhầm nhau, đọc trộm tin nhắn của nhau cũng dẫn tới bạo lực… Hoặc xuất phát từ những bất ổn tâm lí trong gia đình: Một đứa trẻ sống trong hoàn cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã, đánh chửi nhau thậm chí chúng thường xuyên bị đánh đập cũng chính là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực. Bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực từ mạng xã hội, mạng xã hội vô tình đã định hướng ngôn ngữ và hành vi cho trẻ em. Một số bệnh lý tâm thần cũng là nguyên nhân gây bạo lực học đường: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, hành vi… 


– Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và đào tạo học sinh. Tuy nhiên, nếu nhà trường không có chương trình đào tạo hợp lý hoặc không thực hiện đủ điều kiện cần, nó có thể góp phần dẫn đến các vấn đề tiêu cực trong học tập. Hiện nay, giáo dục tập trung quá nhiều vào kiến thức văn hóa, đôi khi bỏ qua nhiệm vụ giáo dục con người. Mặt khác, cuộc sống hiện đại và sự áp lực của xã hội đang khiến cho những giá trị quan trọng của nhà trường trở nên mờ nhạt.

– Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và hành vi của học sinh. Môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quyết định tâm lý và hành vi của trẻ, giúp họ phân biệt điều có lợi và có hại, biết lễ nghĩa và tôn trọng người khác. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh thường áp dụng cách giáo dục nặng nề, thậm chí sử dụng bạo lực để giáo dục con cái, dẫn đến bạo lực học đường.

– Xã hội đóng góp vào tình trạng bạo lực học đường thông qua các yếu tố văn hóa như phim ảnh, sách báo, trò chơi điện tử mang tính bạo lực. Những yếu tố này thu hút sự quan tâm của trẻ em và có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý và hành vi của họ. Các yếu tố này thường được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội và cửa hàng, làm tác động đáng kể đến sự phát triển tâm lý của học sinh.

3. Cách phòng chống bạo lực học đường

– Học sinh cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô giáo. Hiểu giá trị của lễ phép và tôn trọng đối với người lớn, ông bà, bố mẹ và giáo viên. Điều đó giúp tạo nên một môi trường tôn trọng và hòa đồng. Chấp hành tốt nội quy trường lớp. Nói không với bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. Học cách kiềm chế cảm xúc, tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính hướng thiện trong con người các em.

05 biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường
– Nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục: Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực, giúp họ hồi phục và cảm thấy an toàn. Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh. Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

– Giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy. Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường. Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh. Có sự đối xử công bằng, tôn trọng và thương yêu học sinh.

– Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bạo lực học đường bằng cách quan tâm và giáo dục con cái, tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học và cung cấp sự hỗ trợ kịp thời là điều cần thiết. Hạn chế bạo lực gia đình trước mặt con cái cũng là một phần quan trọng.

Như vậy, bạo lực học đường rất đa dạng do nhiêu nguyên nhân gây ra, hậu quả nặng nề cho nạn nhân, từ tổn thương cơ thể, tinh thần, ảnh hưởng phát triển tâm lý, có thể phát sinh các rối loạn tâm thần như trầm cảm mà còn có các rối loạn khác. Và ảnh hưởng đến cả người gây bạo hành, học sinh khac, gia đình, nhà trường và xã hội. Để ngăn chặn và giải quyết vấn đề này cần có sự phối hợp, chung tay không chỉ của học sinh mà còn cần sự tham gia của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột hiện đã kết hợp với GS.TS.BS Cao Tiến Đức – Phó chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam; Phó chủ tịch Hội chống động kinh Việt Nam; Uỷ viên Hội đồng chuyên môn Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương.

Sự kết hợp này sẽ tạo ra một nền tảng mới trong điều trị các bệnh lý lĩnh vực tâm thần học và tâm lý học tại khu vực Tây Nguyên, giúp khách hàng gặp các vấn đề về tâm lý sớm được điều trị lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Để đăng ký khám chữa bệnh với các chuyên gia tại BUH, xin vui lòng liên hệ Hotline 1900 1147

Tài liệu tham khảo:
1. Cao Tiến Đức (2022), Lâm sàng và điều trị trầm cảm, NXB Y học Hà Nội
2. Cao Tiến Đức, Cao Đức Tuấn (2022), Các rối loạn tâm thần, cấp cứu và điều trị, NXB Y học Hà Nội
3. Vụ sức khỏe bà mẹ – trẻ em, Bộ Y tế (2024). Tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khỏe vị thành niên và thanh niên.
4. https://hcdc.vn/bao-luc-hoc-duong-hau-qua-va-cach-phong-tranh-XUedGP.html
5. https://ums.vnu.edu.vn/bao-luc-hoc-duong-nguyen-nhan-va-bien-phap-phong-tranh/

 

 

 

 

 

Trả lời