UNG THƯ BUỒNG TRỨNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

I. ĐỊNH NGHĨA

Ung thư buồng trứng là cụm từ dành cho các khối u ác tính xuất phát từ buồng trứng, chiếm 5% các ung thư ở nữ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các ung thư phụ khoa ở các nước Âu-Mỹ. Tại Hoa Kỳ năm 2005 có khoảng 22.220 trường hợp mới mắc và 17.000 trường hợp tử vong do UTBT. Ở Việt Nam, theo ghi nhận giai đoạn 2001-2004, ung thư buồng trứng là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp, dao động từ 3,8-5,6%.

Ung thư buồng trứng (UTBT) có nhiều loại mô bệnh học khác nhau trong đó ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT) chiếm tới 90% các UTBT.

Bệnh thường diễn biến âm thầm với triệu chứng không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Một số tác giả khuyên dùng test định lượng CA125 và siêu âm bằng đầu dò âm đạo để sàng lọc phát hiện sớm UTBT. Tuy nhiên cho tới nay phương pháp này tỏ ra không mấy hiệu quả trong giảm tỉ lệ chết do UTBT.

Mặc dù các UTBT có tiên lượng chung xấu, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể thời gian sống của các bệnh nhân.

II. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

Có nhiều nghiên cứu tìm kiếm yếu tố nguy cơ và nguyên nhân sinh bệnh ung thư buồng trứng nhưng kết quả không rõ ràng, Các nghiên cứu cho thấy:

  • Không sinh con hoặc sinh con đầu lòng trên 35 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
  • Ung thư buồng trứng trường thường xuất hiện ở tuổi mãn kinh. Có khoảng hơn một nửa UTBMBT xuất hiện sau tuổi 65.
  • Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn người bình thường và bệnh thường khởi phát ở lứa tuổi sớm hơn. Có thể (5% người bệnh ung thư buồng trứng) có mang gen đột biến gây ung thư BRCA1 nằm trên nhiễm sắc thể 17 và BRCA2 nằm trên nhiễm sắc thể 13.
  • Tiền sử bản thân người phụ nữ bị mắc ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư đại tràng cũng có nguy cơ cao bị UTBMBT.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Triệu chứng

Bệnh nhân có thể có những triệu chứng không đặc hiệu như đầy tức, bụng to lên.

Chảy máu âm đạo bất thường, các triệu chứng về dạ dày ruột và tiết niệu cũng có thể xuất hiện.

Trước một bệnh nhân nữ, có cảm giác chướng và khó chịu vùng bụng nên khám kỹ tiểu khung và thăm âm đạo và trực tràng.

UTBMBT thường tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu đặc trưng chính vì vậy phần lớn (hơn 70%) khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn III-IV.

UTBT loại tế bào mầm thường có triệu chứng đau do căng và xoắn dây chằng rộng ngay khi u còn khu trú tại buồng trứng và 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn I của bệnh. Một số trường hợp đau dữ dội do chảy máu, vỡ u.

UTBT loại u đệm – dây sinh dục có thêm các triệu chứng của tăng tiết quá mức estrogen hoặc androgen như mất kinh hoặc kinh nguyệt thất thường ở phụ nữ còn kinh hoặc ra máu âm đạo ở phụ nữ đã mãn kinh hoặc những biểu hiện nam hoá. 

2. Thăm khám lâm sàng

Thăm khám (bao gồm cả thăm âm đạo, trực tràng)

Khám khung chậu bằng hai tay, một tay thăm khám trên bụng, một tay thăm khám sâu qua âm đạo hoặc trực tràng, có thể thấy:

  • Khối u buồng trứng sờ thấy được.
  • Khối u vùng chậu: Thường chắc, có thể cố định, đôi khi kèm theo nhiều khối nhỏ vùng túi cùng.
  • Cổ chướng

Cần khám toàn diện trong đó lưu ý khám hệ hạch, tình trạng gan, thận, trực tràng, thiếu máu, suy kiệt .v.v.

3. Các xét nghiệm cận lâm sàng

  • Siêu âm:

    Khi sờ thấy khối u vùng khung chậu nên tiến hành kiểm tra bằng siêu âm cho bệnh nhân. Siêu âm với đầu dò âm đạo và siêu âm qua thành bụng có thể phân biệt u buồng trứng với các khối u khác vùng chậu, hình thái khối u (nang, đặc, nhú .v.v), kích thước khối u, tình trạng buồng trứng bên đối diện và dịch cổ trướng. Siêu âm Doppler màu đánh giá được mạch máu của khối u, có thể phát hiện được những mạch máu tân sản bất thường gợi ý u lành hay ác.

  • Xét nghiệm chất chỉ điểm u:
    Hàm lượng CA 125 tăng cao ở hơn 80% các trường hợp UTBMBT, nhưng cũng có thể tăng trong một số tình trạng lành tính hoặc một số ung thư ngoài buồng trứng.

  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ ổ bụng và vùng chậu:
    Giúp đánh giá mức độ xâm lấn và tình trạng di căn của u. Chụp cộng hưởng từ đắt hơn nhưng không cho thêm nhiều thông tin so với chụp cắt lớp.

  • Chụp X-quang phổi:
    Đánh giá có di căn phổi hay không.
  • Tế bào học dịch cổ chướng:
    Chọc hút, ly tâm dịch cổ chướng để tìm tế bào ung thư.

  • Soi ổ bụng:
    Khi còn nghi ngờ đối với khối u nhỏ. Thủ thuật cần thực hiện thận trọng, nếu không có thể làm vỡ khối u làm ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân. Trong khi soi có thể tiến hành sinh thiết hoặc làm tế bào học các vị trí nghi ngờ để đánh giá chính xác giai đoạn.

  • Phẫu thuật thăm dò:
    Giúp chẩn đoán xác định. Nếu xác định là UTBT có thể tiến hành phẫu thuật điều trị.

4. Chẩn đoán giai đoạn

UTBT thường được xếp giai đoạn theo FIGO (Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế).

Giai đoạn I :

U còn khu trú ở buồng trứng.

Giai đoạn IA:

U giới hạn ở một buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

Giai đoạn IB:

U giới hạn ở hai bên buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

Giai đoạn I­C:

U giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng nhưng có một trong những yếu tố sau: vỏ đã vỡ, có khối u bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ trướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.

Giai đoạn II :

U phát triển ở một hoặc hai bên buồng trứng xâm lấn chậu hông.

Giai đoạn IIA:         

U xâm lấn và/ hoặc di căn tới tử cung và/ hoặc vòi trứng nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

Giai đoạn IIB:

U xâm lấn tới tổ chức khác trong khung chậu nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

Giai đoạn IIC:

Như giai đoạn IIA hoặc IIB nhưng tế bào dịch cổ trướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.

Giai đoạn III:

U có ở một hoặc hai bên buồng trứng nhưng ung thư đã reo rắc ra ổ bụng ngoài khung chậu hoặc di căn hạch vùng. Di căn tới bề mặt gan vẫn được tính ở giai đoạn III.

Giai đoạn IIIA:

Di căn vi thể trong ổ bụng ngoài tiểu khung.

Giai đoạn IIIB:

Di căn đại thể trong ổ bụng vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất £2cm.

Giai đoạn IIIC­:

Di căn đại thể trong ổ bụng ngoài vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất >2cm, di căn hạch vùng.

Giai đoạn IV:

Di căn xa (không kể phúc mạc), bao gồm cả nhu mô gan, tràn dịch màng phổi ác tính.

III. ĐIỀU TRỊ

1. Ung thư biểu mô

Sơ đồ điều trị ung thư biểu mô

2. U tế bào mầm ác tính

Sơ đồ u tế bào mầm ác tính

3. U đệm dây sinh dục

Sơ đồ điều trị u đệm dây sinh dục

4. Ung thư tái phát

Sơ đồ điều trị ung thư tái phát

Theo dõi UTBT sau điều trị bằng khám lâm sàng (bao gồm cả khám tiểu khung), các chất chỉ điểm u kết hợp với một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực.

Lịch kiểm tra: Khám lại 2-4 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo, sau đó 1 năm/lần.

Trả lời