CẢNH BÁO MÙA DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH TRỞ NẶNG Ở TRẺ ???

Đã bước vào mùa mưa đây là thời gian cao điểm của dịch sốt xuất huyết.  Là thời điểm thuận lợi để muỗi vằn truyền bệnh sinh sôi, tạo điều kiện bùng phát dịch sốt xuất huyết Dengue. Do đó, phụ huynh cần biết cách phòng ngừa cũng như nhận biết, chăm sóc và phát hiện các dấu hiệu trở nặng ở trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Tình hình bệnh Sốt xuất huyết (SXH) đang có dấu hiệu gia tăng ở TPHCM và các tỉnh miền Nam, đặc biệt là các ca SXH nặng. Đã ghi nhận trường hợp tử vong. Theo thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk: Tính từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận khoảng 170 trường hợp mắc SXH, trong đó tập trung nhiều nhất tại huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M’gar, Krông Pắk và TP.Buôn Ma Thuột. 

Dự báo năm nay là chu kỳ 3 năm dịch sốt xuất huyết nặng quay lại nên mọi người dân cần chủ động phòng tránh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết và các triệu chứng của bệnh

Sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do vi rút Dengue gây nên.Vi rút truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Người bị bệnh SXH do vi rút dengue gây ra thường không có biểu hiện rõ ràng ở người mắc bệnh lần đầu chưa có miễn dịch thường sốt ở thể nhẹ và sốt nặng ở người đã có sẵn hệ miễn dịch hoặc đã mắc bệnh trước đó.Vì vậy cha mẹ cần để ý đến trẻ nhiều hơn trong giai đoạn này vì bệnh có thể trở nặng bất cứ lúc nào.

Ở thể nhẹ bệnh khởi phát từ 4 – 7 ngày tính từ khi bị muỗi truyền bệnh xuất hiện các triệu chứng: 

▪️ Sốt cao có thể lên tới 40 độ C

▪️ Đau đầu

▪️ Mệt mỏi 

▪️ Nhức sau hốc mắt

▪️ Buồn nôn, nôn

▪️ Đau nhức cơ, khớp

▪️ Nổi ban (những nốt đỏ trên da) 

Lưu ý : Sau 3 ngày sốt có thể giảm tuy nhiên không nên chủ quan vì sau khi sốt giảm là giai đoạn nặng của bệnh các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện.

Trẻ bị sốt xuất huyết nặng làm sao để nhận biết…?

Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột BUH đã chỉ ra các triệu chứng bệnh trở nặng sau ở trẻ cha mẹ cần lưu ý và báo ngay cho nhân viên Y tế để trẻ được chăm sóc và điều trị đặc biệt. 

  • Trẻ mệt, không chơi quấy khóc kích thích hay vật vã, lừ đừ, li bì 
  • Đau bụng nhiều và liên tục hoặc tăng cảm giác đau vùng gan;
  • Nôn ói nhiều hơn 3 lần/1 giờ hoặc nhiều hơn từ 4 lần/6 giờ;
  • Xuất huyết niêm mạc: chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc có máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu
  • Bệnh nặng có thể dẫn đến shock và tổn thương đa cơ quan trong cơ thể

Sốt xuất huyết hiện nay được điều trị như thế nào?

Hiện nay, không có bất kỳ loại thuốc đặc hiệu nào để điều trị sốt xuất huyết. Chẩn đoán sớm và chăm sóc, theo dõi kịp thời là điều quan trọng nhất. Đặc biệt, trẻ có dấu hiệu cảnh báo nên được theo dõi tại bệnh viện. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hỗ trợ cha mẹ cần lưu ý: 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước – dung dịch ORS hay nước trái cây sẽ giúp cơ thể phục hồi lượng dịch, đường và muối mất đi trong quá trình bệnh
  • Hạ sốt bằng Paracetamol sẽ giúp dễ chịu và có thể giảm đau cơ khớp
  • Không nên dùng Aspirin hay Ibuprofen cho người bệnh sốt xuất huyết

Những lưu ý nên hay không nên khi chăm sóc trẻ mắc bệnh SXH

  • Trẻ sốt cao liên tục từ 2 ngày trở lên, cha mẹ nên nghĩ đến SXH và đưa trẻ đến cơ sở y tế khám để tránh bỏ sót bệnh SXH.
  • Khi trẻ có sốt, nhất là trong gia đình,  quanh khu vực sống đã có người bị SXH, cần nghĩ ngay đến SXH để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.
  • Phụ huynh không nên chủ quan, hoặc tự mua thuốc điều trị bệnh cho trẻ để tránh bỏ sót bệnh SXH ở trẻ em, bởi trẻ có thể chuyển nặng đột ngột vào ngày thứ 3-7 của bệnh, gây nhiều biến chứng, thậm chí biến chứng đe dọa đến tính mạng của trẻ.
  • Không nên cạo gió, sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
  • Không tự ý cho trẻ uống thuốc Aspirine hoặc Ibuprofen vì có thể xuất huyết nặng.
  • Không cho trẻ sốt xuất huyết truyền dịch tại các  cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng…khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.

Phương pháp phòng bệnh sốt xuất huyết

  • Phòng ngừa ngủ màn, bôi kem chống muỗi.
  • Diệt muỗi và loăng quăng: Dọn dẹp nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp.
  • Không để các dụng cụ chứa nước hoặc nếu có phải đậy nắp và thường xuyên thay rửa, loại bỏ các ổ nước đọng.
  • Mặc quần áo dài tay và nhạt màu cho trẻ khi ra ngoài
  • Ba mẹ khi cho bé ra ngoài vui chơi cần theo dõi, giám sát bé thường xuyên, không để bị muỗi đốt.
  • Đóng kín các cửa trong nhà.
  • Người bị sốt xuất huyết cần ngủ màn thường xuyên để phòng tránh muỗi đốt và lây truyền cho những thành viên khác trong nhà.

Sốt xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và gây ra biến chứng nguy hiểm ở người bệnh nặng thậm chí cướp đi tính mạng người bệnh. Mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ muỗi vằn xung quanh gia đình, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời.

Khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột với phương tiện y tế hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ và điều dưỡng luôn sẵn sàng chăm sóc, theo dõi sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ từ khi mới sinh cho đến khi trưởng thành. Bệnh viện tiếp nhận khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị nội trú và ngoại trú, hầu hết các bệnh lý nhi khoa bao gồm các bệnh lý về thể chất, tâm sinh lý, khám chủng ngừa… nhằm mang tới giải pháp chăm sóc sức khỏe tối ưu cho  các bệnh nhi trong khu vực.

Để lại một bình luận