ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ - AN TOÀN TẬT DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ VÀ NGƯỜI LỚN TẠI BUH

Dính thắng lưỡi ở trẻ là nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi bú, phát âm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất và ngôn ngữ ở trẻ. Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tay và được thực hiện đơn giản, tuy nhiên vẫn khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vì vậy cha mẹ cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín với hệ thống cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị y tế đảm bảo để cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, an toàn.

Thắng lưỡi là một màng niêm mạc mỏng có hình tam giác được dính từ sàn miệng đến mặt dưới của lưỡi. Trẻ bị dính dây thắng lưỡi sẽ bị hạn chế chuyển động của đầu lưỡi, đây là một dị tật bẩm sinh chiếm 5% ở trẻ sơ sinh. Để trẻ được điều trị kịp thời các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) đã chỉ ra cách nhận biết tật dính thắng lưỡi, cha mẹ cần lưu ý kiểm tra cho trẻ. 

Cách nhận biết trẻ bị dính thắng lưỡi

  • Trẻ gặp khó khăn khi bú, làm đau núm vú khi bú sữa mẹ
  • Thắng lưỡi của trẻ ngắn bất thường
  • Lưỡi của con không thể di chuyển sang hai bên
  • Không thể nâng lưỡi lên để có thể chạm vào hàm trên
  • Với trẻ nhỏ, khi bé khóc, đầu lưỡi thường có dạng chữ V
  • Lưỡi của bé không thể đưa ra khỏi hàm dưới

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ và độ tuổi trẻ dính thắng lưỡi mà có những biểu hiện và ảnh hưởng khác nhau đến trẻ. 

Những ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi đến trẻ

Dù ở độ tuổi nào, trẻ mắc dị tật dính thắng lưỡi đều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, thẩm mỹ của trẻ như:

Đối với trẻ sơ sinh, dị tật dính thắng lưỡi ảnh hưởng đến chức năng bú nuốt của trẻ. Trẻ lớn hơn thì ăn uống khó khăn do khi nuốt thức ăn lưỡi bị kéo lại, trẻ dần biếng ăn, chậm phát triển cân nặng.

Khi trẻ bắt đầu tập nói sẽ ảnh hưởng đến việc phát âm, trẻ không chỉ khó nói và còn nói ngọng, chậm nói.

Đặc biệt qua thời gian dài, hàm răng bị ảnh hưởng vì tật dính thắng lưỡi có thể đẩy răng cửa hàm dưới nghiêng, xô lệch.

Phẫu thuật dính thắng lưỡi an toàn – hiệu quả cho trẻ BUH

Tại BUH, trẻ sau khi được thăm khám sẽ được các bác sĩ đánh giá mức độ nặng nhẹ của tật dính thắng lưỡi để có phác đồ điều trị phù hợp. Ở trẻ có mức dính thắng lưỡi  độ 1 – 2 sẽ được theo dõi thêm, ở độ 3 – 4 sẽ được phẫu thuật lúc trẻ 3 – 4 tháng tuổi. 

Dựa vào độ dài của thắng lưỡi các bác sĩ tạ Khoa Ngoại BUH chia thành các mức độ sau:

Độ 1: Bị dính nhẹ với độ dài 12- 16 mm;

Độ 2: Bị dính nhẹ với độ dài 8 -11 mm;

Độ 3: Bị dính nhẹ với độ dài 3- 7 mm;

Độ 4: Bị dính nhẹ với độ dài dưới 3 mm.

Trẻ trước khi được các bác sĩ Khoa Ngoại BUH phẫu thuật sẽ được bác sĩ gây tê hoặc gây mê để phẫu thuật. Thời gian thực hiện nhanh và trẻ có thể xuất viện trong ngày. Sau mổ 3 tiếng trẻ có thể ăn uống và hồi phục hoàn toàn chỉ sau 1-2 tuần.

Để chăm sóc trẻ sau phẫu thuật tốt hơn cha mẹ cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận, không nên cho trẻ cắn hoặc ngậm các vật cứng để tránh tình trạng chảy máu, không cho trẻ sờ vào vị trí cắt để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, mỗi ngày cần vệ sinh miệng cho trẻ sau khi ăn, cho trẻ uống nhiều nước để giúp làm sạch miệng.

Dựa vào những biểu hiện được các bác sĩ BUH chỉ ra, cha mẹ có thể thấy được biểu hiện bên ngoài của tật dính thắng lưỡi ở trẻ hoặc nghi ngờ trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ có thể đưa trẻ đến BUH để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị. Tại đây trẻ sẽ được các bác sĩ Khoa Ngoại BUH với trình độ chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm kế hợp với trang thiết bị hiện đại giúp trẻ có phác đồ điều trị phù hợp cho trẻ. Ngoài ra đối với người lớn mắc tật dính thắng lưỡi chưa có cơ hội được điều trị cũng sẽ được các bác sĩ thực hiện phẫu thuật nhanh gọn và hồi phục sớm. 

Để lại một bình luận