ỨNG DỤNG TÍNH ĐIỂM CẢNH BÁO SỚM (EWS) TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT

Trong 3 ngày từ 9 tới 11/6/2022, Trường Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BMTU), Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) phối hợp cùng Công ty Philips Việt Nam tổ chức khóa đào tạo liên tục CME với chủ đề “Hồi sinh tim phổi cơ bản – nâng cao và Ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm”. Khóa đào tạo được xây trên cơ sở nhằm cải thiện hiệu quả chăm sóc, điều trị cho người bệnh nội trú nội, ngoại khoa, tim mạch, hồi sức tích cực và cấp cứu của bệnh viện với các học viên tham gia gồm các y, bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột cũng như các Bệnh viện khác trong khu vực vùng Tây Nguyên.

Gần 180 học viên là các y, bác sĩ, Điều Dưỡng các chuyên ngành cùng tham gia khóa đào tạo liên tục về Hồi sinh tim phổi cơ bản tới nâng cáo và ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm

Tham gia giảng dạy khóa đào tạo là các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực hồi sức tích cực Ths.BS. Nguyễn Hồng Trường giảng viên bộ môn Cấp cứu Hồi sức Chống độc, Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch/ Trưởng khoa ICU bệnh viện Quận 11/ Giảng viên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA); Ths.BS. Võ Thị Thúy An, giảng viên AHA, Trưởng khoa hồi sức COVID, BV Quận 11 cùng các bác sĩ HSTC của BV Quận 11.  Khóa học này là sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trong từng tình huống ca bệnh cụ thể, qua đó học viên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng trong thăm khám và điều trị thực tiễn.

Phát biểu khai mạc hội thảo, BS.CKII. Võ Minh Thành Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột chia sẻKhóa đào tạo hồi sinh tim phổi cơ bản – nâng cao và ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm, là một hoạt động đặc thù và chuyên biệt mang đến cơ hội nâng cao chuyên môn, phát triển nghề nghiệp, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng khám chữa và điều trị bệnh ngày càng được hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ khoa học ngày càng phát triển, việc cập nhật kiến thức và ứng dụng công nghệ vào trong chăm sóc sức khỏe đã mang đến nhiều giá trị thiết thực xây dựng và phát triển nền y tế chất lượng cao. Cụ thể trong lĩnh vực HSTC và cấp cứu, ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm (Early Warning Score – EWS) của tập đoàn Philips đã hỗ trợ hiệu quả trong việc dõi diễn tiến của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.”

BS.CKII. Võ Minh Thành Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột phát biểu khai mạc
Ths.BS. Nguyễn Hồng Trường giới thiệu tổng quan về ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm tại khóa đào tạo
Ths.BS Võ Thị Thúy An đưa ra tình huống ca bệnh cụ thể cho phiên thực hành

Ứng dụng tính điểm cảnh báo sớm tự động (EWS) của Philips – Tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ y tế đang được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực HSTC và cấp cứu tại các nước trên thế giới. EWS được các cơ sở y tế tại Việt Nam sử dụng để đánh giá nhanh tình trạng diễn biến xấu của bệnh nhân khi thăm khám sinh hiệu hàng ngày, nhằm nâng cao sự an toàn của người bệnh trong bệnh viện, dự đoán chính xác diễn biến xấu của bệnh nhân từ nhiều giờ trước đó., góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian hồi phục và cải thiện rất nhiều về trải nghiệm cũng như sự hài lòng của bệnh nhân. Đặc biệt, EWS đã phát huy hiệu quả thực tế khi ứng dụng vào điều trị bệnh nhân COVID-19, giúp tiết kiệm chi phí cho cả người bệnh và cơ sở y tế trong quá trình điều trị bệnh nhân

Thực hành về EWS và các thiết bị cấp cứu của Philips dùng trong qui trình phản ứng nhanh
Thực hành về EWS và các thiết bị cấp cứu của Philips dùng trong qui trình phản ứng nhanh

Tại BUH, giải pháp EWS được ứng dụng như một quy trình phản ứng nhanh, là công cụ theo dõi bệnh liên tục, nhân viên y tế khi kiểm tra sinh hiệu của bệnh nhân được thiết bị theo dõi bệnh nhân thông minh của Philips tính toán điểm cảnh báo sớm tự động và hiển thị ngay qui trình xử lý đầu giường giúp xử lý tình huống nhanh và chính xác theo đúng qui trình của bệnh viện, dễ dàng phân loại ưu tiên chăm sóc các bệnh nhân có diễn biến xấu hơn.

Không chỉ nhân viên y tế, người thân bệnh nhân dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng cũng có thể trực tiếp theo dõi được tình trạng của người bệnh, điều này tạo nên mối quan hệ giám sát, tăng cường hợp tác giữa người nhà bệnh nhân với điều dưỡng, bác sĩ của bệnh viện

Ông Trần Văn Tuấn - Chủ tịch Hội nghị nhà đầu tư - đại diện Bệnh viện tặng quà lưu niệm cho các giảng viên và chuyên gia tham gia giảng dạy

BUH đánh giá cao mối quan hệ hợp tác, phối hợp tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu giữa BUH và Philips. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức nâng cao cho các y, bác sĩ và điều dưỡng trong lĩnh vực HSTC và cấp cứu, mà cả các y, bác sĩ và điều dưỡng ở nhiều chuyên khoa khác, bao gồm: ngoại khoa, nội khoa, tim mạch, sản khoa v..v kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Các khóa đào tạo liên tục này này sẽ góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ y tế đồng thời việc cập nhật những công nghệ mới sẽ hỗ trợ các bệnh viện vận hành hiệu quả hơn, mang tới dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân trong khu vực.

Để lại một bình luận