VIÊM DA TIẾP XÚC ÁNH SÁNG

BS.Nguyễn Thị Thu Sang

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

 

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là gì?

Bệnh da do ánh sáng (viêm da tiếp xúc ánh sáng) là một bệnh da hay gặp, tổn thương lâm sàng đa dạng. Bệnh thường xuất hiện ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bệnh thường nặng vào mùa xuân hè, thuyên giảm về mùa thu đông.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

Ánh sáng có bước sóng ngắn dưới 400nm, gọi là tia tử ngoại, được chia làm 3 vùng:

  • Bước sóng dưới 290nm gọi là UVC, gần như 100% bị hấp thụ boiwt tầng khí quyển, nhưng nếu tầng khí quyển thủng nó sẽ tác động trực tiếp đến da gây ra những bệnh da do ánh sáng , đặc biệt là ung thư da.
  • Bước sóng từ 290-320nm: UVB, cũng bị hấp thụ 1 phần bởi tầng khí quyển. chỉ 1 lượng rất nhỏ lọt qua tác động lên da của chúng ta gây ra một số bệnh da do ánh sáng.
  • Bước sóng 320-400 nm : tia tử ngoại ( UVA), bị hấp thụ phần lớn bởi khí quyển, phần lọt qua gây bệnh da do ánh sáng. Bước sóng trên 700nm ít gây nên các bệnh da.

Phân loại độ nhạy cảm với ánh sáng:

Bệnh nhạy cảm ánh sáng nguyên phát:

  • Bệnh nguyên phát hay tự phát, thường không rõ nguyên nhân.
  • Một số biểu hiện khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Phát ban đa dạng do ánh sáng
  • Phát ban da dạng vào mùa xuân
  • Viêm nang lông
  • Mề đay ánh sáng
  • Viêm da/ nhạy cảm ánh sáng mạn tính.
  • Ngứa

Viêm da ánh sáng ngoại sinh:

Bệnh liên quan đến chất cảm quang có nguồn gốc từ bên ngoài như một số thuốc và hóa chất:

  • Nhạy cảm với ánh sáng do thuốc: các loại thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng phổ biến là thiazide, tetracycline, thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ), phenothiazin, voriconazole, quinine, vemurafenib
  • Viêm da tiếp xúc với ánh sáng: do hóa chất quang độc như psoralens trong thực vật, rau, trái cây, nước hoa trong mỹ phẩm, hóa chất chống nắng, thuốc nhuộm và chất khử trùng
  • Pseudoporphyria: gây ra bởi thuốc và/hoặc suy thận.

Các bệnh da tiếp xúc với ánh sáng sẽ trở nên trầm trọng hơn như:

  •  Lupus ban đỏ.
  • Viêm da cơ địa
  • Bệnh darier
  • Trứng cá đỏ
  • Pemphigus thông thường
  • Pemphigus lá
  • Vảy nến
  • Viêm da dị ứng

Chẩn đoán:

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: 

  • Vị trí: Vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng hoặc chất cảm quang ( cổ, mặt, chi trên, vai,…)
  • Lâm sàng: Hồng ban phù nề, ngứa, xuất hiện mụn nước, bóng nước tại chỗ.
  • Thường xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sử dụng thuốc hay hóa chất ( nước hoa).

Điều trị : 

Tránh tiếp xúc với yếu tố như ánh sáng mặt trời, thuốc, hóa chất.

  • Mặc quần áo, mũ rộng vành, đeo găng tay khi ra nắng.
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.
  • Thuốc đường toàn thân:
  • Chloroquine 250mg x 2 viên/ ngày.
  • Hydroxychloroquine 200mg x 2 viên/ ngày.

Chú ý: không thuốc cho phụ nữ có thai, cho con bú. Kiểm tra mặt trước khi sử dụng , cứ 4 tháng, kiểm tra mắt 1 lần.

  • Thuốc uống có caroten: phenoro liều lượng 1 viên nang/ 10kg cân nặng/ ngày x 3 tuần. Uống trong khi ăn. Sau 3 tuần dùng nửa liều điều trị ban đầu.
  • Ngoài ra còn uống vitamin PP, B, L-cystine.
  • Giảm mẫn cảm với ánh sáng.

Tài liệu tham khảo:

  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Các bệnh da liễu ( bộ Y tế) 2015
  • Drug-Induced Photosensitivity
  • A/Prof Amanda Oakley, Dermatologist, Hamilton, New Zealand, 1997. Updated by Prof Oakley, January 2016.
  • Vanessa Ngan, Staff Writer, 2006.

 

Để lại một bình luận