BỌC RĂNG SỨ CÓ CẦN LẤY TỦY KHÔNG?

Bọc răng sứ có lấy tủy không là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Tùy vào tình trạng răng mà Bác sĩ sẽ có chỉ định lấy tủy răng hay không. Trong đó, những trường hợp răng sâu, viêm tủy nặng đa phần sẽ được chỉ định lấy tủy bọc sứ. Bởi bọc sứ không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho hàm răng, mà còn giúp bảo tồn cấu trúc men răng thật. Để biết thêm thông tin về việc bọc sứ có cần lấy tủy không, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

1. BỌC RĂNG SỨ CÓ CẦN LẤY TỦY KHÔNG?

Tủy răng là bộ phận quan trọng và nằm sâu bên trong răng. Tủy răng chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết của răng. Chính vì thế, quá trình lấy tủy răng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

1.1 Bọc răng sứ lấy tủy khi răng bị sâu nặng

Khi răng bị sâu nặng, vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong tủy răng, khiến tủy bị viêm và cấu trúc răng bị phá hủy quá nhiều. Trong trường hợp men răng chưa bị hư hại nhiều, các Bác sĩ sẽ ưu tiên trám răng trước.

1.2 Bọc răng sứ lấy tủy khi răng hô, lệch nặng

Trong trường hợp răng bị hô, lệch nặng thì việc lấy tủy răng bọc sứ là điều cần thiết. Bởi lúc này độ nghiêng của răng khá lớn, mà khi bọc sứ các Bác sĩ buộc phải mài răng để thực hiện. Vì thế, sẽ có nguy cơ xâm phạm vào tủy răng. Để tránh trường hợp này, Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy răng trước khi bọc sứ.

2. TRƯỜNG HỢP NÀO BỌC SỨ KHÔNG LẤY TỦY?

Trong trường hợp khách hàng muốn cải thiện các khuyết điểm của răng như: Răng bị thưa, mọc lệch lạc, mẻ vỡ hay xỉn màu,…Bác sĩ chỉ tiến hành mài răng và bọc sứ, chứ không cần thiết phải lấy tủy răng.

Việc bọc sứ có lấy tủy hay không sẽ được Bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám răng kỹ càng. Và Bác sĩ nha khoa sẽ luôn ưu tiên các giải pháp bảo toàn mô răng thật và hạn chế lấy tủy răng tối đa.

Lấy tủy răng là một quá trình đòi hỏi Bác sĩ phải phải có chuyên môn lẫn kinh nghiệm để có thể thực hiện chuẩn xác. Việc lấy tủy nhanh hay chậm, có an toàn hay không tùy thuộc vào tay nghề Bác sĩ mà bạn chọn. 

3. LẤY TỦY KHI BỌC RĂNG SỨ CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG?

Việc lấy tủy răng với mục đích vét sạch lỗ sâu để loại bỏ vi khuẩn, đồng thời hạn chế vi khuẩn tái phát. Chỉ sau khi đã lấy tủy và điều trị bệnh lý dứt điểm mới có thể thực hiện quá trình bọc sứ. 

4. LẤY TỦY BỌC SỨ CÓ ĐAU KHÔNG?

Đây cũng là nỗi sợ của rất nhiều khách hàng khi được chỉ định lấy tủy răng. Với sự phát triển của khoa học nha khoa như hiện nay, việc lấy tủy răng đã diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Theo nhiều khách hàng đã từng lấy tủy răng cho biết rằng việc lấy tủy răng đôi khi không bằng những cơn đau do sâu răng gây ra.

Ngoài ra tại Trung tâm Răng Hàm Mặt, các Bác sĩ luôn tiến hành gây tê cục bộ trước khi lấy tủy. Điều này giúp giảm thiểu những cơn đau nhức trong khi điều trị. Sau đó Bác sĩ cũng sẽ kê một vài loại thuốc giảm đau, bạn hoàn toàn yên tâm rằng quá trình lấy tủy bọc sứ sẽ không đau đớn. 

Sau khi hoàn tất quá trình lấy tủy răng để bọc sứ, bạn sẽ không còn phải chịu sự đau đớn kéo dài như khi viêm tủy nữa. Bởi vì phần tủy hỏng đã được lấy đi và răng không còn nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng lạnh. Sau khoảng từ 1-2 ngày, khách hàng đã có thể bắt đầu quá trình bọc sứ thẩm mỹ. 

5. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA BỌC RĂNG SAU KHI LẤY TỦY

Bọc sứ sau khi lấy tủy răng giúp mang lại những lợi ích như sau:

  • Bảo vệ tuyệt đối mô răng thật

Răng sau khi lấy tủy sẽ trở nên yếu ớt và dễ dàng lung lay hơn. Chính vì thế, việc bọc mão sứ bên ngoài được xem như “chiếc áo giáp” cho mô răng thật. Giúp răng ăn nhai hiệu quả, không bị nhạy cảm bởi nhiệt độ của thức ăn.

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ

Răng sứ được chế tác từ phôi sứ cao cấp. Do có thể đo hình dáng và màu sắc răng dựa trên răng thật còn lại, nên răng sứ đảm bảo về cả khả năng sử dụng và tính thẩm mỹ. Chính vì thế, sau khi phục hình răng sứ sẽ trông rất tự nhiên, rất khó phân biệt răng thật và răng sứ. 

  • Ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Như đã nói, răng sứ như một “chiếc áo giáp” bảo vệ mô răng thật nên vi khuẩn sẽ không bị xâm nhập. Do vậy chỉ cần bạn làm sạch kỹ phần chân răng gần nướu mỗi ngày sẽ hạn chế sâu răng tối đa. 

Bọc răng sứ lấy tủy vẫn tồn tại song song giữa lợi ích và hạn chế. Hơn hết, bảo vệ răng thật luôn là lời khuyên của tất cả Bác sĩ. Để tránh tình trạng phải lấy tủy răng, dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe răng miệng, thì khi răng có các dấu hiệu bị sâu hay đau nhức, bạn nên đến gặp Bác sĩ ngay. Đặc biệt, nên kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ để đảm bảo một hàm răng ăn nhai chắc khỏe. 

 

 

 

Để lại một bình luận