TESE - KỸ THUẬT THẮP SÁNG HY VỌNG CHO NAM GIỚI VÔ TINH
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2022, tỉ lệ vô sinh do nam giới chiếm 40%, do nữ giới chiếm 40%, 10% do cả hai vợ chồng và 10% không rõ nguyên nhân. Trong đó các nam giới bị vô sinh có đến 10 – 15% trường hợp không có tinh trùng. Vô sinh nam do không có tinh trùng (Azoospermia) là rối loạn sinh tinh nặng nề nhất ở nam giới, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới. Hiện này, với sự phát triển vượt bậc của y khoa hiện đại, bệnh nhân mắc bệnh lý này hoàn toàn có cơ hội có con. Minh chứng, tại Đơn vị hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột đã điều trị thành công cho nhiều cặp vợ chồng tìm con thành công.
1. Azoospermia là gì và nguyên nhân gây ra
Vô sinh nam do không có tinh trùng (Azoospermia) là tình trạng không có tinh trùng trong mẫu xuất tinh (xuất tinh không có tinh trùng), được xác định sau khi quay ly tâm mẫu ít nhất 2 lần, trong khoảng thời gian cách nhau 1 tháng.
Được chia làm 2 dạng chính:
- Tắc nghẽn đường dẫn tinh: Tinh trùng được sản xuất bình thường nhưng bị tắc nghẽn tại một vị trí nào đó dọc theo đường dẫn tinh, không thể xuất ra ngoài cùng với tinh dịch.
- Rối loạn sinh tinh: Tinh hoàn không sản xuất đủ tinh trùng hoặc không sản xuất tinh trùng.
Nguyên nhân tiềm ẩn: Nguyên nhân dẫn đến Azoospermia đa dạng và có thể xuất phát từ nhiều yếu tố:
- Tắc nghẽn đường dẫn tinh: Do nhiễm trùng, chấn thương, phẫu thuật bộ phận sinh dục nam, dị tật bẩm sinh (lỗ niệu đạo dưới, không có lỗ niệu đạo), các bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt.
- Rối loạn sinh tinh: Do rối loạn di truyền (hội chứng Klinefelter), tiếp xúc hóa chất độc hại, bức xạ, lạm dụng thuốc (steroid, ma túy), mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch), lối sống không lành mạnh (hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động).
2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán xác định: Để chẩn đoán chính xác Azoospermia, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Xét nghiệm tinh dịch: Xét nghiệm quan trọng nhất, giúp xác định số lượng, hình dạng, khả năng di chuyển của tinh trùng.
- Xét nghiệm máu: Đo lường mức độ hormone sinh sản nam (testosterone, FSH, LH).
- Siêu âm tinh hoàn: Phát hiện dị tật bẩm sinh hoặc vấn đề tinh hoàn.
- Sinh thiết tinh hoàn: Lấy mẫu mô nhỏ từ tinh hoàn để kiểm tra dưới kính hiển vi.
Lựa chọn điều trị phù hợp: Hướng điều trị Azoospermia phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân:
- Điều trị nguyên nhân: Nếu do tắc nghẽn, bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật hoặc thủ thuật để giải phóng tắc nghẽn. Nếu do rối loạn sinh tinh, có thể điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp thay thế hormone.
- Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, các cặp vợ chồng có thể áp dụng IVF + TESE/PESA để thụ thai.
Lời khuyên thiết thực:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Giữ tinh thần lạc quan và áp dụng lối sống lành mạnh.
3. 3. Ứng dụng kỹ thuật TESE thành công cho bệnh nhân vô tinh tại IVFMD BMT
Từng ôm ấp mơ ước về tiếng cười trẻ thơ rộn rã trong tổ ấm, vợ chồng anh C và chị G (35 tuổi, Gia Lai) đã trải qua nhiều tháng ngày trăn trở khi nhận kết quả về tình trạng vô sinh nam do không có tinh trùng. Sau nhiều lần thăm khám, điều trị hiếm muộn ở nhiều nơi nhưng vẫn không có kết quả, hy vọng dần trở nên mong manh.
Tháng 01/2024, anh chị đến với IVFMD Buôn Ma Thuột để viết tiếp hành trình tìm con. Tại IVFMD Buôn Ma Thuột, gia đình được ThS..BS Lê Huy Khải thăm khám và quyết định thực hiện kỹ thuật TESE để tìm tinh trùng. Kỹ thuật này mang đến cơ hội cho những trường hợp vô sinh nam do tắc ống dẫn tinh, rối loạn di truyền, teo tinh hoàn,…
Phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn – Testicular Sperm Extraction (TESE): Là kỹ thuật mở bao tinh hoàn, bộc lộ tinh hoàn, xẻ tinh hoàn và cắt lấy các phần mô được dự đoán là còn sinh tinh. Sau đó tìm và phân lập tinh trùng từ mô tinh hoàn
Ngày mổ TESE đến, anh C và chị G mang theo tâm trạng hồi hộp và lo lắng. Tuy nhiên, sau ca mổ thành công, niềm vui vỡ òa khi nhận tin tìm thấy tinh trùng. Bao tháng ngày mòn mỏi chờ đợi, hy vọng nay đã trở thành hiện thực.
Tiếp theo, tinh trùng được sử dụng để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Quá trình diễn ra suôn sẻ và thành công, phôi thai được cấy vào buồng trứng của chị G. Niềm vui vỡ òa khi bác sĩ thông báo tin vui chị đã mang thai.
“Trước đây, những trường hợp này phải xin con nuôi hoặc xin tinh trùng từ người hiến để thụ tinh ống nghiệm (IVF). Hiện nay, nhiều kỹ thuật hiện đại cho phép bác sĩ tìm bắt tinh trùng giúp bệnh nhân sinh con chính chủ”, ThS. BS Lê Huy Khải – Trưởng Đơn vị cho biết.
Hành trình gian nan, thử thách cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng. Câu chuyện của vợ chồng anh C và chị G là minh chứng cho niềm tin vào y học hiện đại và nghị lực phi thường của con người. Hy vọng rằng, đội ngũ IVFMD BMT kỹ thuật sẽ tiếp tục mang đến nhiều hạnh phúc nữa cho những cặp vợ chồng đang trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Azoospermia – “vô tinh trùng” – từng là nỗi ám ảnh cho nam giới bởi nó cản trở ước mơ làm cha. Tuy nhiên, với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện đại, Azoospermia hoàn toàn có thể được khắc phục, giúp các quý ông chinh phục ước mơ làm cha một cách đầy hy vọng.