Công nghệ y khoa hiện đại đã góp phần vào quá trình thăm khám, chẩn đoán ngày càng chính xác, phát hiện sớm bệnh lý, rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí điều trị cho người bệnh. Sự hiệu quả trong ứng dụng công nghệ chẩn đoán hình ảnh đã được thể hiện thông qua hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính Philips Incisive 128 của Hà Lan tại Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH). 

Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính Philips Incisive 128 thế hệ mới nhất được nhập khẩu từ Hà Lan, với tính năng tái tạo thông minh, cho ra hình ảnh chất lượng cao với liều lượng nhiễm xạ thấp, không chỉ an toàn cho người bệnh mà còn mang lại kết quả nhanh với hình ảnh chất lượng cao hỗ trợ Bác sĩ đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác. 

Chụp cắt lớp vi tính CT Scanner hỗ trợ phát hiện ra nhiều bệnh lý ở giai đoạn sớm

Chụp CT Scanner được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng trong khám chẩn đoán các bệnh lý cơ quan như ngực, tim, sọ não, xương đầu mặt… khảo sát chính xác hệ thống mạch máu, các khối u, tình trạng viêm nhiễm, chấn thương…

  • Chụp CT hệ thống mạch vành – Tim: Khảo sát các bất thường mạch vành, xác định mảng xơ vữa, đo điểm vôi hóa mạch vành.
  • Chụp CT khảo sát hệ thống mạch máu não: Chẩn đoán sớm bệnh lý tai biến mạch máu não, các bất thường mạch máu cảnh-não: dị dạng, phình, hẹp, tắc, xơ vữa….
  • Chụp CT động mạch phổi: Giúp phát hiện tình trạng phình, hẹp hoặc thuyên tắc mạch máu phổi.
  • Chụp CT động mạch chủ-chậu, động mạch các tạng, mạch khối u: Khảo sát các bất thường mạch máu: dị dạng, phình, hẹp, tắc, xơ vữa…đánh giá động học ngấm thuốc của tổn thương, bệnh lý của các mạch cấp máu cho các tạng; các cuống mạch cấp máu và cuống mạch dẫn lưu của các tổn thương u, dị dạng mạch…
  • Chụp CT mạch máu chi trên-dưới: Hẹp tắc động mạch cấp và mạn tính, phình mạch, dị dạng mạch, xơ vữa. Ngoài ra còn hỗ trợ các bác sĩ kiểm tra sau đặt Stent động mạch (ĐM), khung giá đỡ động mạch, đánh giá giải phẫu bình thường và bất thường hệ động mạch chi trên- dưới.
  • Chụp CT toàn thân: Tầm soát các bệnh lý có tính chất lan rộng trên toàn bộ cơ thể như: Viêm nhiễm, đa chấn thương… bệnh lý ung thư, di căn có những đặc điểm phù hợp để áp dụng thăm khám bằng chụp CT-Scanner toàn thân mang lại hiệu quả cao.

Sau khi thăm khám tại BUH, các kết quả chụp CT của người bệnh đã được thể hiện rõ ràng với hình ảnh chất lượng cao. Nhiều trường hợp bệnh sau khi thăm khám, điều trị ở các cơ sở y tế khác nhau nhưng không khỏi và khám tại BUH đã được các bác sĩ tại bệnh viện chẩn đoán chính xác, thông qua kết quả hình ảnh chụp CT đã hỗ trợ các bác sĩ có phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt khỏe mạnh. Công nghệ chẩn đoán hiện đại tại đây cũng phát huy được hiệu quả trong khám và chẩn đoán bệnh lý. 

Những điều cần lưu ý trước khi chụp CT 

Chụp CT là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X với máy đa dãy đầu dò để tạo nên các hình ảnh chi tiết bên trong cơ thể một cách nhanh chóng. Vì vậy khi chụp CT các bác sĩ cần thăm khám lâm sàng một cách kỹ lưỡng, kết hợp với các thiết bị chụp CT hiện đại đảm bảo an toàn, tránh nhiễm xạ cho người bệnh.

Tại Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh & Thăm Dò Chức Năng BUH đã được đầu tư hệ thống chụp máy chụp CT 128 lát cắt thế hệ mới với hệ thống tự động giảm liều bức xạ theo thể trạng của khách hàng, giúp giảm liều xạ một cách tối ưu nhất. Đồng thời có thể sử dụng kèm theo thuốc cản quang iodine trong một số trường hợp cụ thể để phục vụ cho công việc chẩn đoán được chính xác. Liều lượng thuốc cản quang được bơm qua hệ thống bơm tiêm điện hoàn toàn tự động đảm bảo chính xác và an toàn cho khách hàng.

Khi thực hiện chụp CT tại BUH người bệnh được che chắn an toàn các vùng không chụp tới, thời gian chụp CT thông thường chỉ mất khoảng 05-10 phút tùy từng trường hợp cụ thể. 

Các Bác sĩ Khoa chẩn đoán hình anh & Thăm dò chức năng BUH đã đưa ra những lưu ý cụ thể: 

  • Đối với các kỹ thuật chụp CT thường quy không tiêm thuốc cản quang khi thực hiện, quý khách hàng không cần phải chuẩn bị gì trước. Một số trường hợp như chụp tìm sỏi hệ tiết niệu thì cần uống nhiều nước trước khi chụp.
  • Đối với các kỹ thuật chụp CT có tiêm thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch cần có sự thăm khám, chuẩn bị kỹ lưỡng về khảo sát tiền sử lâm sàng, tiền sử dị ứng, các bệnh lý kèm theo, các loại thuốc đang sử dụng và làm các xét nghiệm máu cần thiết cho quá trình chụp CT có tiêm thuốc cản quang. Để an toàn nhất cho sự thăm khám CT có tiêm thuốc cản quang khách hàng cần nhịn ăn 4-6 tiếng. Ngoài ra người bệnh cần phải ký một bản cam kết “Đồng ý sử dụng thuốc cản quang” theo quy định của bộ y tế trước khi thực hiện thăm khám có tiêm thuốc cản quang. 
  • Trong trường hợp bệnh nhân đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai cần báo trước cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ thăm khám. 
  • Khi đến buổi hẹn chụp CT, bệnh nhân nên mang theo tóm tắt bệnh án, các phiếu xét nghiệm, các phim X-quang, siêu âm, chụp CT, MRI trước đó để bác sĩ có thể tham vấn và so sánh các kết quả.

 

 

Để lại một bình luận