PHẪU THUẬT CẮT LỢI AN TOÀN TẠI TRUNG TÂM RĂNG HÀM MẶT BUH

Nụ cười hở lợi kém xinh khiến bạn tự ti, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và tâm lý khi giao tiếp. Phẫu thuật cắt lợi (cắt nướu) là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại “Phẫu thuật cắt lợi có an toàn không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Phẫu thuật cắt lợi là gì?

•Phẫu thuật cắt lợi là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ đi một phần mô lợi, mô nướu đang bám trên thân răng. Đây là kỹ thuật thường được sử dụng để loại bỏ bớt phần lợi bị viêm nhiễm hoặc phần nướu bị thừa gây ra tình trạng cười hở lợi và một số mục đích khác.

•Bác sĩ sẽ thực hiện bóc tách phần lợi bị thừa, điều chỉnh cho thân răng lộ ra ngoài nhiều hơn. Quy trình sẽ được thực hiện ngay trong khoang miệng, đường viền được khâu bởi chỉ thẩm mỹ nên sẽ không để lại sẹo.

•Đây là thủ thuật khá đơn giản, xâm lấn rất ít nên khá an toàn. Trong quá trình thực hiện, người bệnh sẽ được gây tê nên gần như không đau. Sau phẫu thuật, Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau theo liều. Bạn vẫn có thể ăn uống như bình thường sau 1 tuần.

2. Những trường hợp nên thực hiện phẫu thuật cắt lợi

Phương pháp này được chỉ định cho những trường hợp:

Phẫu thuật cắt lợi bị viêm:

Với những bệnh nhân bị viêm lợi quá nặng, không thể chữa khỏi bằng phương pháp khác thì bắt buộc phải dùng cách cắt lợi. Sau khi cắt bỏ phần lợi bị viêm của bệnh nhân, Bác sĩ sẽ thuận lợi hơn trong việc điều trị các bệnh lý hoặc diệt vi khuẩn đang bám dưới chân răng.

Phẫu thuật cắt lợi phì đại do u:

Đối với bệnh nhân đã xuất hiện những khối u phì đại, phương án tốt nhất là cắt lợi. Vì tình trạng này xuất hiện do vi khuẩn tấn công gây kích ứng với tốc độ nhanh.

Thường thì việc uống thuốc chỉ giúp giảm đau, ê buốt tạm thời chứ không trị dứt điểm được. Trong trường hợp này thì phẫu thuật cắt lợi là phương án tốt nhất.

Phẫu thuật cắt lợi loại bỏ lợi thừa, lợi trùm răng:

Hiện nay, có rất nhiều người bị mắc chứng thừa lợi, nướu mọc trùm lên thân răng. Điều này khiến quá trình ăn uống, sinh hoạt hằng ngày không được thuận lợi. Bệnh nhân dễ cắn phải mô nướu, gây tổn thương, chảy máu và nhiễm trùng.

Hiện tượng này khá phổ biến với những người đang mọc răng khôn. Một phần lợi che lấp hết cả bề mặt răng khiến chúng không thể phát triển bình thường, gây nhiều triệu chứng khó chịu.

Trong những trường hợp này, phẫu thuật cắt lợi sẽ được tham khảo và sử dụng. Trường hợp cần thiết có thể loại bỏ luôn chiếc răng khôn đó.

Phẫu thuật cắt lợi chữa hở lợi:

Phẫu thuật cắt lợi là một trong những cách chữa cười hở lợi rất phổ biến. Phần lợi thừa đang che phủ lên thân răng sẽ được Bác sĩ tính toán và loại bỏ bớt.

Sau khi cắt nướu thừa, chân răng sẽ lộ ra và phần lợi được đẩy lên cao hơn. Do vậy mỗi khi cười sẽ không tạo ra tình trạng cười hở lợi nữa.

Tuỳ vào tình trạng của khách hàng mà bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị hiệu quả nhất: cắt lợi, có thể kết hợp hạ môi trên che bớt phần nướu lộ, bọc răng sứ,…

3. Phẫu thuật cắt lợi có an toàn không?

Cắt nướu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trước khi tiến hành cắt lợi, bạn sẽ được thăm khám, kiểm tra sức khỏe tổng quát để đảm bảo cơ thể bạn hoàn toàn thích hợp với tiểu phẫu này. Nếu sức khỏe của bạn không đáp ứng được thì Bác sĩ sẽ từ chối thực hiện. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng thì sẽ được điều trị dứt điểm các bệnh này trước khi cắt nướu răng. Tiểu phẫu diễn ra đơn giản, an toàn nên hoàn toàn không gây ra ảnh hưởng xấu với sức khỏe. Tuy nhiên bạn cũng nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để quá trình cắt nướu đạt hiệu quả cao nhất và được an toàn tuyệt đối.

Cắt lợi có gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai?

Như đã nêu ở trên, cắt lợi là phương pháp thẩm mỹ tác động trực tiếp tới phần nướu răng của bạn nên chắc chắn sẽ gây một chút trở ngại cho việc ăn nhai trong thời gian ngắn. Việc ăn uống chỉ gặp khó khăn trong khoảng từ 5-7 ngày sau khi cắt lợi, sau khoảng thời gian đó thì hoạt động ăn nhai sẽ dần phục hồi và trở nên bình thường.

Cắt lợi (nướu) có đau không?

Phẫu thuật cắt lợi là tiểu phẫu nhỏ trong nha khoa, không xâm lấn vào cấu trúc răng. Vì vậy, chúng rất an toàn với bệnh nhân, rất ít xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trong quá trình thực hiện Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê hoặc gây mê. Vì thế, bệnh nhân gần như không còn cảm giác đau đớn. Sau phẫu thuật, khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ chỉ cảm thấy hơi ê. Các liều thuốc giảm đau theo chỉ định của Bác sĩ sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, quy trình cắt lợi đều thực hiện trong khoang miệng, đường viền lợi được khâu bằng chỉ thẩm mỹ nên tuyệt đối không để lại sẹo xấu hay bất cứ dấu vết nào.

4. Quy trình phẫu thuật cắt lợi

  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát toàn bộ tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn đang mắc phải bệnh lý răng miệng nào đó thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị triệt để bệnh lý này cho bạn trước. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ lên kế hoạch số răng cần cắt lợi và tỉ lệ cắt phù hợp cho bạn.

  • Bước 2: Vệ sinh khoang miệng và tiến hành gây tê

Việc vệ sinh khoang miệng là vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình cắt lợi. Vì vậy Bác sĩ sẽ làm sạch khoang miệng của bạn thật kỹ bằng các thao tác như lấy cao răng, mảng bám, xối nước…vv. Sau khi khoang miệng đã sạch sẽ thì bước tiếp theo là gây tê.

  • Bước 3: Tiến hành cắt lợi

Dựa theo tỉ lệ đã xác định, Bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cắt lợi. Trong quá trình này bạn sẽ không hề cảm thấy đau đớn hay khó chịu vì đã được gây tê.

  • Bước 4: Hoàn thiện và hẹn lịch tái khám

Sau khi cắt lợi thành công, Bác sĩ sẽ vệ sinh và sát khuẩn lại khoang miệng cho bạn một lần nữa. Bạn sẽ được nằm nghỉ một lúc và nghe Bác sĩ dặn dò cách chăm sóc răng miệng sau tiểu phẫu. Một tuần sau khi cắt lợi bạn cần quay trở lại để tái khám.

5. Phục hồi sau phẫu thuật cắt lợi

•Thời gian hồi phục sau cắt lợi phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng của mỗi bệnh nhân. Trường hợp cười hở lợi xuất phát từ sự phát triển quá mức của lợi, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và cắt cung lợi một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng. Khoảng 1 tuần sau, vết thương sẽ lành lại và bạn có thể ăn uống như bình thường.

•Trường hợp cười hở lợi có nguyên nhân do xương hàm phát triển quá mức khiến vùng lợi nhô cao và bị đẩy ra ngoài (hô hàm), bạn phải thực hiện ca phẫu thuật mài xương ổ răng với cắt nướu. Bạn có thể ăn uống bình thường sau 10 ngày.

•Thông thường sau khi chữa cười hở lợi từ 5 – 7 ngày là hết sưng tấy, 2 – 3 tháng thì hoàn toàn bình phục, ổn định. Trong thời gian hồi phục, bạn có thể sinh hoạt như bình thường, nhưng nên hạn chế tác động quá mạnh đến vùng hàm trên.

6. Chăm sóc răng sau phẫu thuật cắt lợi

•Sau khi phẫu thuật, phần lợi sẽ được khâu cố định vào chân răng bằng các mối chỉ nha khoa chắc chắn. Điều này rất quan trọng cho việc cầm máu và tính thẩm mỹ sau này. Để giữ cho kết quả đúng như ý nguyện, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tuyệt đối không chải răng 3 ngày đầu tiên. Bạn chỉ nên súc miệng nhẹ vào ngày thứ 2 khi máu đã ngừng chảy hẳn. Ngày đầu tiên không cần súc miệng tránh nguy cơ bong cục máu đông.
  • Không ăn đồ cứng, đồ dai hay sắc nhọn để ổn định các nút chỉ quan trọng
  • Hạn chế đụng vào vết thương trong những ngày đầu.

•Sinh hoạt của bạn có thể trở lại tương đối bình thường ngay sau ngày thứ 3. Sau 2-3 tuần thì bạn sẽ được cắt chỉ và ăn uống hoàn toàn bình thường.

•Tư vấn điều trị hở lợi tại Trung tâm Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, người bệnh sẽ nhận thấy những ưu điểm vượt trội. Với đội ngũ Bác sĩ nha khoa trình độ cao, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, người bệnh điều trị hở lợi không đau đớn, không để lại sẹo, giải quyết triệt để tình trạng hở lợi. Đặc biệt an toàn và không có nguy cơ gây ra biến chứng cho bệnh nhân. 

 

 

 

 

 

Để lại một bình luận