TÌM HIỂU VỀ BỆNH HERPES VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HERPES SIMPLEX VIRUS (HSV)

 

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột

Nguyễn Thị Thu Sang

Bệnh Berpes (HSV) là gì?

Là một bệnh do virus phổ biến với biểu hiện phồng rộp tại chỗ. Thường gây tổn thương ở da, niêm mạc và rất hay tái phát.


Phân loại bệnh Herpes (HSV)

HSV có 2 loại đó là: HSV1 và HSV2

Sinh lý bệnh:

  • Sự lây truyền của HSV có thể xảy ra trong giai đoạn không triệu chứng. HSV-1 lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc các chất tiết khác, trong khi HSV-2 lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục.
  • Virus nhân lên trong tế bào tại vị trí nhiễm và sau đó di chuyển ngược dòng đến hạch thần kinh, nơi nó tiềm ẩn cho đến khi tái hoạt động. 
  • Nhiễm nguyên phát – nhiễm HSV lần đầu, không có kháng thể sẵn có với HSV-1 hoặc HSV-2. 
  • Nhiễm lần đầu – không nguyên phát: nhiễm một loại HSV ở cá thể đã có sẵn kháng thể đối với loại HSV khác. 
  • Tiềm ẩn – virus trong hạch cảm giác. 
  • Tái hoạt – virus tái hoạt động không triệu chứng hoặc có biểu hiện lâm sàng (tái phát). 
  • Sau đợt lây nhiễm ban đầu, HSV ở trạng tháu tiềm ẩn trong các dây thần kinh cung cấp cảm giác cho da. Khi tái phát, vi-rút sẽ theo dây thần kinh ln da hoặc niêm mạc, nhân lên và gây tổn thương trên lâm sàng, sau đó lại quay về trang thái tiềm ẩn, vòng tròn được lặp lại ở những bệnh nhân bị nhiễm HSV.

Sơ đồ sinh lý bệnh của bệnh Herpes

Lâm sàng:

  • Bệnh nhân có cảm giác nóng rát.
  • Xuất hiện mảng hồng ban trên có mụn nước.
  • Các mụn nước trong, nhỏ bằng đầu kim, mọc thành chùm
  • Các vị trí: Da, niêm mạc ( môi, mắt, mũi, bộ phận sinh dục)
  • Triệu chứng kèm theo: sốt, nổi hạch lân cận
  • Thời gian ủ bệnh: 2-12 ngày
  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh.

Các giai đoạn điển hình:

  • Tiền triệu
  • Hồng ban
  • Mụn nước, loét, đóng mài
  • Khô và bong vảy

Chẩn đoán phân biêt:

  • Chốc bóng nước: mụn nước chùng, bao quanh mài
  • Herpangina: thương tổn ở vùng họng sau ưu thế hơn
  • Áp-tơ miệng: Sang thương đơn độc trên niêm mạc má không có mụn nước đi kèm.
  • Candida miệng: viêm khóe miệng với hồng ban, rãnh nứt và phù góc miệng; hoặc candida giả mạc do nấm cấp hay mạn tính, với bợn trắng trên nền niêm mạc viêm đỏ chảy máu.
  • Tay chân miệng: không đau, sang thương ở tay chân miệng.
  • Săng giang mai: sang thương đơn độc không đau không tái phát.
  • Hạ cam mềm: nhiều vết loét đau có chất tiết màu vàng– xám trên nền mô hạt

Điều trị bệnh Herpes:

Nguyên tắc điều trị: 

  • Điều trị tại chỗ
  • Điều trị nhiễm trùng (nếu có)
  • Đặc hiệu: thuốc kháng virus toàn thân để điều trị giai đoạn bệnh và điều trị phòng ngừa
  • Phòng ngừa – Giáo dục sức khoẻ

Diễn tiến và phòng ngừa:

  • Diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần.
  • Bệnh có thể tự lành nhưng rất dễ tái phát.
  • Tránh các yếu tố nguy cơ: sốt, stress, chấn thương, nhiễm trùng, tia cực tím.
  • Giải thích về tiến triển tự nhiên của bệnh, nhấn mạnh khả năng tát phát, lây truyền virus không triệu chứng và lây truyền qua đường tình dục.
  • Tránh hoại động tình dục khi có sang thương hoặc tiền triệu và thông báo cho bạn tình về tiền căn nhiễm của bản thân. Khuyến khích dung BCS khi quan hệ với bạn tình mới hoặc chưa nhiễm
  • Lây truyền HSV có thể xảy ra trong giai đoạn không triệu chứng. Lây truyền virus không triệu chứng thường xảy ra ở HSV-2 hơn HSV-1 và ở BN nhiễm herpes sinh dục <12 tháng.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiễm HSV nên thông báo cho bác sĩ về tiền căn nhiễm HSV khi có thai.
  • Liệu pháp ức chế có thể cải thiện và ngăn ngừa các đợt tái phát và ngăn lây truyền không triệu chứng.

Tài liệu tham khảo:

Bài giảng Bệnh da liễu Trường đại học Y dược – TPHCM.

– Phác đồ điều trị Da liễu của Bộ Y tế 2015.

– Medscape Reference: Herpes simplex

– Medscape: Genital herpes Resource center 

– Prodigy Guidance:

Herpes simplex – oral July 2005

Herpes simplex – genital 30 November 2005

-Merck Manual Professional: Herpes viruses

Để lại một bình luận