Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Cao điểm của dịch bệnh rơi vào tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 13 hàng năm. Để bảo vệ trẻ vào mùa dịch, cha mẹ cần chủ động phòng tránh và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh giúp trẻ có biện pháp điều trị kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng do virus đường ruột gây ra, trong đó có hai chủng thường gặp là virus Coxsackie A16 và enterovirus 71 (EV71). EV71 là chủng ít gặp nhưng gây ra nhiều biến chứng nặng nề với tỷ lệ tử vong cao. Theo thống kê của Cục Y Tế Dự Phòng, tỷ lệ tử vong do EV71 gây ra chủ yếu rơi vào nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng).

Con đường lây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Virus tay chân miệng có dạng hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng trú ngủ chủ yếu ở niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột rồi di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da. 

Người mắc bệnh có khả năng phát tán bệnh trong tuần đầu tiên vào giai đoạn ủ bệnh thông qua việc tiếp xúc với dịch tiết từ mũi, miệng hay tiếp xúc qua đường miệng, nước bọt hoặc phân của người bệnh. Ở trẻ thường lây bệnh từ: 

  • Lây với người trông trẻ thông qua bàn tay có tiếp xúc với virus
  • Chơi cùng với trẻ bị bệnh dễ tiếp xúc với virus qua đồ chơi, dịch mũi, bọng nước của trẻ bị bệnh

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng qua từng giai đoạn

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ, do đó cần có sự nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ mắc bệnh tay chân miệng giúp trẻ để đưa trẻ đến cơ sở y tế điều trị kịp thời và dễ dàng giám sát, hạn chế rủi ro do virus gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Các dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn bệnh ở trẻ: 

  • Giai đoạn ủ bệnh: từ 3 – 7 ngày và chưa có triệu chứng cụ thể
  • Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 12 ngày có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy
  • Giai đoạn toàn phát: kéo dài 3 – 10 ngày kèm theo các triệu chứng như: loét miệng, phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi…ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường có hiện tượng phát ban dạng phỏng nước, ban đầu xuất hiện với nốt ban hồng ở lòng bàn tay, bàn chân, miệng và mông. Những nốt phỏng nước này gây đau đớn ở trẻ nhỏ và để lại sẹo thâm. 

Các dấu hiệu chuyển nặng ở bệnh chân tay miệng ở trẻ

Khi trẻ có một trong những dấu hiệu chuyển nặng dưới đây, cha mẹ cần chú trọng và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị: 

  • Trẻ bị sốt cao liên tục không có dấu hiệu hạ sốt
  • Giật mình
  • Mệt mỏi, không chơi, ngủ nhiều, lơ mơ, ngủ gà
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân, hoặc khu trú ở tay chân
  • Thở nhanh, thở bất thường: ngưng thở, thở nông, rút lõm ngực, khò khè
  • Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng

Để tránh những biến chứng do virus tay chân miệng gây ra cha mẹ của trẻ cần chủ động phòng tránh và điều trị sớm cho trẻ ngay từ giai đoạn ủ bệnh. 

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Vào thời điểm tháng 3 – 5 và tháng 9 – 13 giai đoạn cao của dịch bệnh, vào những giai đoạn này cha mẹ luôn cảnh giác và lưu ý những pháp pháp phòng tránh sau để đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi những biến chứng nguy hiểm của dịch bệnh:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ, sửa tay bằng xà phòng (thay quần áo, tã sau khi tiếp xúc với phân và nước bọt của trẻ bị nhiễm). Đặc biệt vào thời gian cao điểm của dịch bệnh không cho trẻ sử dụng chung các vật dụng cá nhân với trẻ khác.
  • Chú trọng vệ sinh ăn uống, cho trẻ ăn chín uống sôi, tránh việc nhai cơm, mớm cơm cho trẻ để không lây lan bệnh qua đường tiêu hóa. 
  • Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt của trẻ. Nên lau chùi tất cả đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa bằng dung dịch khử khuẩn… tất cả chỗ trẻ hay tiếp xúc, tránh cho trẻ ngậm mút tay, đồ chơi.
  • Người lớn chăm trẻ bệnh cần vệ sinh chân tay sạch sẽ và đeo khẩu trang cho mình và cho trẻ.
  • Theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên, khi có triệu chứng cần cách ly trẻ để chăm sóc, theo dõi điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh tay chân miệng cần cách ly trẻ ít nhất 10 ngày kể từ thời điểm khởi phát và xịt khử khuẩn nơi trẻ từng tiếp xúc qua để tránh lây lan bệnh ra ngoài. 

 

Trả lời