Nhằm tăng cường kiến thức pháp luật trong phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của đơn vị. Ngày 10/01/2022 vừa qua, Bệnh Viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) cùng cán bộ công nhân viên trường Đại học Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Công An PCCC tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình diễn tập “thực hành phương án PCCC và cứu hộ cứu nạn” thường niên cho cán bộ công nhân viên Viện – Trường.
Nhân viên Bệnh Viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột phối hợp với lực lượng PCCC & CHCN tham gia buổi diễn tập
Buổi diễn tập với sự tham gia giám sát của GS.TS Đặng Tuấn Đạt – Hiệu trưởng Trường ĐH Buôn Ma Thuột; BSCKII. Trần Ngọc Việt – Phó giám đốc Bệnh Viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột cùng ban chỉ huy PCCC & CHCN tỉnh Đắk Lắk.
Tại buổi diễn tập, toàn thể CBCNV Bệnh Viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã được phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC, hướng dẫn thực hành xử lý tình huống phòng cháy chữa cháy hiệu quả và đảm bảo an toàn tính mạng tài sản của đơn vị.
Sau phần phổ biến lý thuyết, CBNV Bệnh Viện ĐHYD Buôn Ma Thuột được thực hành sử dụng bình chữa cháy dập tắt đám cháy giả định (khay xăng) và các phương pháp thoát hiểm, cứu hộ cứu nạn khi có đám cháy xảy ra.
Để nâng cao hiệu quả công tác chữa cháy, toàn bộ CBCNV tham gia buổi diễn tập tình huống báo cháy giả định vào lúc 10h00 tại trường Đại học Buôn Ma Thuột. Sau khi nghe chuông báo cháy tiến hành sơ tán theo lối thoát hiểm ra ngoài, sau 5 phút nhận được báo cháy Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN Công an Tỉnh điều động 3 xe chữa cháy cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ triển khai chữa cháy kết hợp nhân Viên Y tế Bệnh Viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột tiến hành sơ cứu, cấp cứu các trường hợp người bị nạn giả định.
Chương trình diễn tập “thực hành phương án PCCC và cứu hộ cứu nạn” đã diễn ra theo đúng kịch bản với hơn 300 người thoát hiểm an toàn ra khỏi hiện trường đám cháy, giải cứu thành công 27 người bị thương theo đúng quy trình.
Thông qua chương trình diễn tập nhân viên Bệnh Viện nâng cao được nhận thức về công tác PCCC, nắm vững quy trình tổ chức chữa cháy, thao tác, sử dụng các phương tiện chữa cháy cầm tay đã trang bị lắp đặt. Đánh giá chất lượng hoạt động của các phương tiện chữa cháy của cơ sở và khả năng phối hợp với lực lượng chữa cháy giải quyết nhanh tình huống chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn.